Thạc Sĩ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
    Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

    Mục lục ( Luận văn dài 106 trang có File WORD)

    Mở đầu 1
    0.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
    0.2 Phạm vi nghiên cứu 2
    0.3 Kết cấu đề tài nghiên cứu 2
    0.4 Phương pháp nghiên cứu 2
    0.5 Mục đích nghiên cứu 3
    Chương 1 Cơ sở lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 4
    1.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 4
    1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp 4
    1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 7
    1.2 Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
    1.2.1 Mô hình Rostow 8
    1.2.2 Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis 9
    1.2.3 Mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima 10
    1.3 Yêu cầu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 10
    1.3.1 Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 10
    1.3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 12
    1.4 Những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 16
    1.4.1 Vốn 16
    1.4.2 Tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ 17
    1.4.3 Thị trường và trình độ phát triển của kinh tế thị trường 18
    1.4.4 Lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên khí hậu 19
    1.4.5 Yếu tố kinh tế - xã hội 19
    1.4.6 Cách tiếp cận hàm sản xuất trong phân tích sự chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế nông nghiệp 20
    1. 5 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 21
    1. 5.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước 22
    1. 5.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản 22
    1.5.1.2 Kinh nghiệm của Trung quốc 23
    1.5.1.3 Kinh nghiệm của Thái lan 26
    1.5.1.4 Kinh nghiệm của vùng mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) 27
    1.5.2 Bài học kinh nghiệm 29
    1.5.2.1 Bài học về xác lập chế độ sở hữu và quản lý 29
    1.5.2.2 Về xây dựng các chính sách khuyến khích sản xuất và chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 29
    1.5.2.3 Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp trong quá
    trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 30
    Chương 2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tỉnh Khánh Hòa 33
    2.1 Những tiềm năng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa 33
    2.1.1 Các tiềm năng về tự nhiên 33
    2.1.2 Nguồn lực kinh tế – xã hội 37
    2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn 41
    2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 1986-2005 42
    2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa 1986–2005 43
    2.2.2 Thực trạng về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    Khánh Hòa giai đoạn 1986-2005 44
    2.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai 44
    2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa
    giai đoạn 1986 – 2005 45
    2.2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp 54
    2.2.2.4 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong khu vực nông nghiệp giai đoạn
    1986-2005 55
    2.3 Đánh giá tác động của các nhân tố đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh 55
    2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 55
    2.3.2 Kết quả phân tích hồi qui 56
    2.3.3 Một số phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu 57
    2 4 Đánh giá chung 58
    2.4.1 Những kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong
    thời gian qua của Khánh Hòa 58
    2.4.2 Hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết 59
    Chương 3 Những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa 62
    3.1 Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa thời gian tới
    3.2 Phương hướng chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa 66
    3.2.1 Tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế 67
    3.2.2 Xây dựng, phát triển, nâng cấp hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội ở
    nông thôn 67
    3.3 Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông nghiệp Khánh Hòa thời gian tới 68
    3.3.1 Cần rà soát quy hoạch tổng thể điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch sử dụng đất
    3.3.2 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    3.3.3 Giải pháp về thị trường 71
    3.3.4 Giải pháp về vốn 73
    3.3.5 Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 74
    3.3.6 Đổi mới hoàn thiện các chính sách công cụ kinh tế nhằm đẩy 75 nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    3.3.7 Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là điều kiện 77 quan trọng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    Kết luận và Kiến nghị 79
    Tài liệu tham khảo 81
    Phn phụ lục






    PHẦN MỞ ĐẦU




    0.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

    Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó càng quan trọng hơn đối với các quốc gia đang phát triển trong xu thế hội nhập hiện nay. Vì thế, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nhà kinh tế học vẫn tiếp tục quan tâm nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như thế nào để cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia vận động hợp lý và theo cơ chế thị trường.

    Kể từ năm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có sự đổi mới, Chính phủ Việt Nam từng bước cải cách các chính sách một cách toàn diện, xây dựng một nền kinh tế độc lập - tự chủ, thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới, với một cơ cấu kinh tế hiện đại hợp lý. Hòa nhập với xu thế đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, bước đầu gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn đứng trước những thử thách lớn trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, không cân đối, quy mô sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu thị trường. Thứ hai, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nông nghiệp (đường giao thông, thủy lợi tưới tiêu, điện ) còn thấp kém đã làm hạn chế việc tiếp cận thị trường. Thứ ba, lao động thủ công còn phổ biến, máy móc cơ giới nông nghiệp còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp còn thấp. Thứ tư, hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các nước trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn, có lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản tương tự như Việt Nam.

    Tỉnh Khánh Hòa với trên 60% dân cư sống ở nông thôn và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy đời sống bà con đã phần nào được cải thiện, song vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu chuyển đổi theo hướng thị trường, song vẫn chưa đáp ứng các mục tiêu: khai thác có hiệu quả tiềm năng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất, giải phóng sức lao động nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, nâng cao sản lượng hàng hóa quy mô lớn. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng Khánh Hòa để khai thác hợp lý các nguồn lực có hiệu quả.

    0.2 Phạm vi nghiên cứu
    -Về không gian: luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa (không tính huyện đảo Trường Sa).

    0.3 Mục đích nghiên cứu

    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước và nước ta. Từ đó rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận cho việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa.

    - Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Khánh Hòa giai đoạn 1986-2005, rút ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại trong cơ cấu kinh tế, nguyên nhân dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa diễn ra chậm và trì trệ.

    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa theo đúng mục tiêu xác định.

    0.4 Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn của chúng tôi được thực hiện bằng cách tiếp cận các khung lý thuyết và mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa, trong đó tập trung nghiên cứu mô hình sản xuất Cobb-Douglas để lượng hóa các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch này trong giai đoạn 1986-2005.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...