Thạc Sĩ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh khánh hòa theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh khánh hòa theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chấ t xuất hiện từ rất sớm . Sự xuất hiện và phát triển của xã
    hội loài người luôn gắn liền với nông nghiệp . Từ một nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông
    nghiệp sản xuất hàng hoá . Nông nghiệp luôn là ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng và không thể
    thay thế được, ngay cả đối với các nước có nền kinh tế phát triển, ngành nông nghiệp càng quan trọng
    hơn đối với các nước kinh tế đang phát triển và các nước nghèo . Trong xu thế hội nhập hiện nay nhiều
    vấn đề đặt ra cần giải quyết trong đó có vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
    phát triển bền vững. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về vai trò của
    nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như thế nào để cơ cấu kinh tế của mỗi quốc
    gia vận động hợp lí và theo cơ chế thị trường mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững.
    Việt Nam là quốc gia nông nghiệp vớ i hơn 70% dân số sống dựa vào nền nông nghiệp , nên việc
    phát triển nền nông nghiệp bền vững là yêu cầu bức thiết , là yếu tố sống còn. Kể từ năm 1986 nền kinh
    tế Việt Nam đã bắt đầu có sự đổi mới , Chính phủ Việt Nam từ ng bước cải cách các chính sách một
    cách toàn diện, xây dựng một nền kinh tế độc lập – tự chủ, thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới , với
    một cơ cấu kinh tế hiện đại hợp lí . Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập và o tổ chức thương mại hàng
    đầu thế giới WTO thì ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất là nông nghiệp . Hoà nhập với xu thế đổi mới,
    nông nghiệp nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực , từng bước thích ứng vớ i cơ
    chế thị trường, bước đầu gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn
    đứng trước những thử thách lớn trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới .
    Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm , không cân đối, quy mô sản xuất vừa nhỏ bé
    vừa chưa theo sát yêu cầu thị trường . Thứ hai, cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp còn thấp kém
    đã làm hạn chế việc tiếp cận thị t rường. Thứ ba , lao động thủ công còn phổ biến , máy móc cơ giới
    nông nghiệp còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp còn thấp . Thứ tư, hội nhập kinh tế
    thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các n ước trong khu vực có trình độ phát triển
    cao hơn, có lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản tương tự như Việt Nam.
    Tỉnh Khánh Hoà với trên 60% dân số sống ở nông thôn và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực
    nông nghiệp, tuy đời sống nông dân đã phần nào được cải thiện , song vẫn còn nhiều vấn đề phải giải
    quyết. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu chuyển đổi theo hướng thị trường , song vẫn chưa đáp ứng
    các mục tiêu : khai thác có hiệu quả tiềm năng, áp dụng tiến bộ kĩ thuật – công nghệ vào sản xuất, giải
    phóng sức lao động nông nghiệp , nâng cao năng suất lao động , nâng cao sản lượng hàng hoá quy mô
    lớn. Xuất phát từ yêu cầu trên , đề tài : ‘‘Chuyển dịch cơ cấu kin h tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà
    theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020’’ được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề tồn tại , tận dụng thế mạnh , tiềm năng tỉnh Khánh Hoà để
    khai thác hợp lí các nguồn lực có hiệu quả.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Hệ thống hoá cơ sở lí luận và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
    phát triển bền vững ở một số nước và ở nước ta . Từ đó rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận
    cho việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà .
    Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngh iệp ở Khánh hoà giai đoạn
    1986 – 2007, rút ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại trong cơ cấu kinh tế , nguyên nhân dẫn đến
    quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hoà diễn ra chậm và trì trệ
    Đề xuất một s ố giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông nghiệp Khánh Hoà theo đúng mục tiêu xác định và đảm bảo sự phát triển bền vững.
    2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
    Dựa trên các quan điểm , các lí thuyết về chuyển dịch cơ cấu và phát triển bền vững cũng như
    kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ các quốc gia trên thế giới , các vùng miền ở
    Việt Nam ; trên cơ sở đó phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấ u kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà
    từ đó xác định những tồn tại , khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển dịch đưa ra cách tiếp cận giải
    quyết vấn đề.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung đi sâu phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo nghĩa
    rộng, có nghĩa là nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nông – lâm – nghiệp.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về nội dung nghiên cứu: luận văn nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
    ngành, theo không gian lãnh thổ và theo thành phần kinh tế.
    Về không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
    theo hướng phát triển bền vữ ng trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà (không tính huyện đảo
    Trường Sa).
    Về thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu từ năm 1986 đến nay, chủ yếu tập trung giai đoạn
    từ năm 2000 đến nay.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Trước đây cũng có nhiều công trình nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Nhưng thực sự chưa có một đề tài nào nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉ nh Khánh Hoà theo hướng phát triển bền vững . Đề tài nghiên cứu tìm ra
    những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Khánh Hoà và đưa ra
    những giải pháp cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp.
    5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Cho tới nay có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề CCKT và CDCCKT trong đó có đề cập tới
    CCKT và CDCCKT NLN. Có thể kể ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
    - Nghiên cứu vấn đề CCKT và CDCCKT, lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế của PGS.TS
    Phạm Quý Thọ: “Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế”(2006), Lê Du
    Phong, Nguyễn Thành Độ : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế
    giới” (1999).
    - Trong:“Bàn về phát triển kinh tế” (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang) của tác giả
    PGS.TS Ngô Doãn Vịnh bàn về vấn đề lí luận và thực tiễn cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam như cơ cấu
    của nền kinh tế, phân tích và đánh giá CCKT và CDCCKT.
    - Tại Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung Ương, “ Kinh tế Việt Nam 2005 ”, các tác giả có
    những phân tích, đánh giá nền kinh tế và CDCCKT NLN theo các khía cạnh ngành, lãnh thổ và thành
    phần kinh tế năm 2005.
    - Trương Văn Diện (tạp chí CN số tháng 9/2005), “Bàn về cơ sở khoa học, CDCCKT theo hướng
    Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”. Trả lời câu hỏi tại sao phải CDCCKT theo
    hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta.
    - Phân tích các khái niệm CCKT, CDCCKT, thực trạng và phương hướng CDCCKT NLN của các
    địa phương cụ thể có các công trình nghiên cứu như: Trương Thị Minh Sâm, “CDCCKT nông nghiệp
    vùng nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh” (2002), Lê Quốc Sử, “Chuyển dịch cơ cấu và xu
    hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá từ thế
    kỉ XX tới Thế kỉ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” (2001).
    - “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”,
    Luận văn thạc sĩ Địa lí học 2004 có đề cập đến vấn đề CDCCKT NN nhưng ở một khía cạnh nhỏ.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên có đề cập đến cơ cấu và CDCCKT NLN song còn ở
    mức độ khái quát. Tại địa bàn nghiên cứu là huyện Quảng Trạch thì đây là công trình nghiên cứu một
    cách có hệ thống đầu tiên về vấn đề cơ cấu và CDCCKT NLN.
    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứuBên cạnh vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu , luận
    văn cũng kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát thực tế ; phương pháp thống kê – thu thập
    - xử lí số liệu, so sánh và phương pháp bản đồ.
    Nguồn dữ liệu chủ yếu thu thập bao gồm các tư liệu thống kê , điều tra kinh tế – xã hội của cục
    thống kê tỉnh Khánh Hoà ; niên giám thống kê tỉnh Khánh Hoà (1989 - 1992 – 1994 – 1996 – 1998 –
    2002 – 2004 – 2005 – 2006 – 2007). Tư liệu của các ngành, các cấp trong tỉnh, kết hợp số liệu khảo sát
    thực tế để chứng minh . Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước
    đây.
    6.1. Quan điểm nghiên cứu
    6.1.1. Quan điểm hệ thống
    Dựa trên quan điểm này, luận văn xem xét cơ cấu và CDCCKT NLN tỉnh Khánh Hòa như là một
    bộ phận của cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu NLN của nước ta và được xem xét trong mối quan hệ với cơ
    cấu và CDCCKT NLN của cả nước.
    6.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
    Các đối tượng được đưa vào nghiên cứu có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sự ra đời, tồn
    tại và phát triển của cơ cấu NLN là một quá trình luôn vận động và biến đổi không ngừng theo thời
    gian. Vì vậy, để đề xuất được phương hướng và giải pháp CDCCKT NLN cần phải dựa trên cơ sở phân
    tích đánh giá tổng hợp mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội và phải đặt nó trong
    một không gian cụ thể là địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
    6.1.3. Quan điểm lịch sử - phát triển
    Luận văn xem xét các đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng trong sự vận động phát triển
    không ngừng và luôn đặt chúng trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Do các nhân tố tác động đến cơ cấu
    và CDCCKT NLN luôn vận động và phát triển theo cả không gian và thời gian.
    6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
    Sự phát triển kinh tế không những chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong hiện tại mà còn không làm tổn
    hại đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Vì thế, yêu cầu phát triển bền vững là một yêu cầu tất
    yếu thể hiện không những về hiệu quả kinh tế - xã hội mà còn môi trường phát triển.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    6.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí tài liệuTrên cơ sở tiến hành thu thập, tham khảo tài liệu có liên quan, từ đó phân tích có chọn lọc, tổng
    hợp bổ sung và hệ thống hóa các tài liệu đó phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận văn.
    6.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
    Đây là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Kết hợp các bản đồ và các tài liệu đã thu
    thập được để phân tích, đánh giá cơ cấu và sự CDCCKT NLN tỉnh Khánh Hòa.
    6.2.3. Phương pháp so sánh
    So sánh đối chiếu giữa tài liệu thu thập được và trên thực tế, giữa địa bàn nghiên cứu với phạm vi cả
    nước nhằm đề xuất phương hướng và giải pháp CDCCKT NN tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
    6.2.4. Phương pháp thực địa
    Đi khảo sát trực tiếp các huyện nghiên cứu, đặc biệt là các huyện điển hình về chuyển dịch cơ cấu
    NLN để bổ sung những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
    7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được chia làm 03 chương :
    Chương 1 : Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển bền vững.
    Chương 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấ u kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 1986
    – 2007
    Chương 3: Những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà
    theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...