Thạc Sĩ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dâ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nói chung và chuyển dịch
    CCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nói riêng là
    đòi hỏi tất yếu của quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của
    mỗi quốc gia. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng sản
    xuất hàng hóa cho phép khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế,
    chính trị, xã hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nông nghiệp. Ngược lại, chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo
    hướng sản xuất hàng hóa chậm, không hợp lý, không những
    không phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa
    phương, từng ngành mà thậm chí còn cản trở tốc độ phát triển
    của nền kinh tế, hạn chế tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.
    Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia
    nằm trong vùng nhiệt đới, kinh tế hiện nay chủ yếu là nông
    nghiệp. Nông nghiệp của Lào đang ở trình độ phát triển thấp,
    CCKT nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá chưa
    được hình thành một cách rõ nét. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
    quốc tế, Lào phải đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo
    hướng sản xuất hàng hóa để góp phần phát triển kinh tế xã hội ổn
    định và bền vững.
    Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (năm 1996) của Đảng Nhân dân
    cách mạng (ĐNDCM) Lào đã xác định: “lấy chủ trương, chính
    sách xây dựng CCKT nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp và
    dịch vụ ngay từ đầu; coi nông - lâm nghiệp là cơ bản và lấy việc
    xây dựng công nghiệp là trọng điểm; khuyến khích và phát triển
    mạnh ngành dịch vụ theo hướng từng bước HĐH”.
    Nông nghiệp ở tỉnh Salavan nằm trong tình trạng chung của
    nước CHDCND Lào. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp
    chưa phát triển, nhiều vùng vẫn còn mang nặng tính độc canh,
    trình độ phát triển nông nghiệp hàng hóa thấp, đời sống của
    nhân dân còn thấp kém, thậm chí vẫn còn tình trạng quảng
    canh, du canh, du cư.
    2
    Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo
    hướng sản xuất hàng hóa ở Lào nói chung và tỉnh Salavan nói
    riêng, phải nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của chuyển dịch CCKT
    nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mặt khác, phải chỉ đạo
    lựa chọn CCKT nông nghiệp nhằm khai thác, sử dụng các nguồn
    lực trong nông nghiệp có hiệu quả, sử dụng được lợi thế so sánh
    của các vùng, các địa phương, các đơn vị sản xuất, hướng cho
    các chủ thể sản xuất đi vào sản xuất kinh doanh những ngành có
    hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và
    khai thác được lợi thế. Phải đánh giá đúng thực trạng CCKT
    nông nghiệp hiện nay và xu hướng chuyển dịch CCKT nông
    nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ đó, đề xuất những giải
    pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch CCKT nông nghiệp phát triển
    theo hướng sản xuất hàng hóa trong những năm tới ở tỉnh
    Salavan là yêu cầu cấp bách. Với những lý do và ý nghĩa nêu
    trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Chuyển dịch cơ cấu kinh
    tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan,
    nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” để viết luận án tiến
    sỹ kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...