Tiến Sĩ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000-2010.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 12
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 12
    2. Lịch sử nghiên cứu . 13
    3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 17
    3.1. Mục tiêu 17
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 17
    3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 17
    4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 18
    4.1. Quan điểm nghiên cứu 18
    4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ . 18
    4.1.2. Quan điểm hệ thống 18
    4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững 19
    4.1.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh 19
    4.2. Các phương pháp nghiên cứu . 20
    4.2.1. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu trong phòng 20
    4.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống 20
    4.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) 20
    4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa 21
    5. Đóng góp của luận án 21
    6. Cấu trúc của luận án . 22
    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 23
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 23
    1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
    1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế 23
    a. Khái niệm . 23
    b. Các khía cạnh biểu hiện . 23
    1.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 24
    1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 25
    1.1.2.1. Kinh tế nông nghiệp 25
    1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 26
    a. Khái niệm . 26
    b. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 26
    c. Các khía cạnh biểu hiện của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 26
    1.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 27
    1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKTNN . 29
    1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên . 29
    a. Vị trí địa lý . 29
    b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . 29
    1.1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 30
    a. Chính sách kinh tế 30
    b. Thị trường 31
    c. Vốn đầu tư 32
    d. Khoa học-công nghệ 32
    e. Dân cư và nguồn lao động . 33
    f. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật . 33
    g. Đô thị hóa và công nghiệp hóa 34
    1.1.4. Các chỉ tiêu phân tích CDCCKTNN theo ngành và theo lãnh thổ 34
    1.1.4.1. Các chỉ tiêu chung . 34
    1.1.4.2. Nhóm các chỉ tiêu phân tích CDCCKTNN theo ngành . 36
    1.1.4.3. Nhóm các chỉ tiêu phân tích CDCCKTNN theo lãnh thổ 37
    1.2. THỰC TIỄN CDCCKTNN VIỆT NAM VÀ VÙNG BTB GIAI ĐOẠN 2000-2010 38
    1.2.1. Khái quát CDCCKTNN Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 38
    1.2.2. CDCCKTNN vùng BTB giai đoạn 2000-2010 . 42
    1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG I . 45
    Chương II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010 . 47
    2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 47
    2.1.1. Các nhân tố tự nhiên . 47
    2.1.1.1. Vị trí địa lý 47
    2.1.1.2. Địa hình 48
    2.1.1.3. Khí hậu . 49
    6
    2.1.1.4. Tài nguyên đất 49
    2.1.1.5. Tài nguyên nước 51
    2.1.1.6. Tài nguyên sinh vật 52
    a. Tài nguyên rừng . 52
    b. Tài nguyên sinh vật biển 53
    2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 54
    2.1.2.1. Đường lối, chính sách . 54
    2.1.2.2. Thị trường tiêu thụ 55
    2.1.2.3. Vốn đầu tư 56
    2.1.2.4. Khoa học-công nghệ 57
    2.1.2.5. Công nghiệp chế biến 59
    2.1.2.6. Cơ sở hạ tầng . 59
    2.1.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật 61
    2.1.2.8. Đô thị hóa và công nghiệp hóa 62
    2.1.2.9. Dân cư, nguồn lao động 63
    a. Dân cư 63
    b. Lao động . 65
    2.1.3. Đánh giá chung . 66
    2.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010 . 68
    2.2.1. Khái quát sự phát triển kinh tế và CDCCKT tỉnh Thanh Hóa - 2000-2010 . 68
    2.2.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000-2010 . 71
    2.2.2.1. Cơ cấu sử dụng đất 71
    2.2.2.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp 72
    a. Đất sản xuất nông nghiệp 73
    b. Đất lâm nghiệp . 75
    c. Đất nuôi trồng thủy sản 75
    d. Đất làm muối 75
    e. Đất nông nghiệp khác 76
    2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành N-L-TS 76
    2.2.3.1. Khái quát chung 76
    2.2.3.2. Ngành nông nghiệp . 77
    a. Ngành trồng trọt . 78
    b. Ngành chăn nuôi 89
    c. Dịch vụ nông nghiệp 95
    2.2.3.3. Ngành thủy sản 96
    a. Khái quát chung . 96
    b. Ngành khai thác thủy sản . 98
    c. Ngành nuôi trồng . 101
    d. Dịch vụ nghề cá 105
    2.2.3.4. Ngành lâm nghiệp . 107
    2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ N-L-TS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000-2010 111
    2.2.4.1. Sự phân hóa lãnh thổ sản xuất N-L-TS tỉnh Thanh Hóa . 111
    2.2.4.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ N-L-TS chủ yếu 116
    a. Hộ gia đình . 116
    b. Trang trại . 118
    c. Vùng chuyên canh, tập trung sản xuất . 120
    2.2.5. Đánh giá chung về CDCCKTN-L-TS trong giai đoạn 2000-2010 . 130
    Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNGNGHIỆP TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 133
    3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 133
    3.1.1. Quan điểm . 133
    3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu N-L-TS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 . 135
    3.2. ĐỊNH HƯỚNG CDCCKTNN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 . 135
    3.2.1. Định hướng phát triển N-L-TS giai đoạn đến năm 2020 . 135
    3.2.2. Dự báo biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2020 136
    3.2.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành . 137
    3.2.3.1. Ngành nông nghiệp . 138
    3.2.3.2. Thủy sản . 139
    3.2.3.3. Lâm nghiệp 140
    3.2.4. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ . 141
    3.2.4.1. Hộ gia đình 141
    3.2.4.2. Trang trại . 142
    3.2.4.3. Vùng chuyên canh . 142
    3.2.4.4. Tiểu vùng nông nghiệp 144
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP CDCCKTN-L-TS TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 146
    3.3.1. Trong ngành nông nghiệp 146
    3.3.2. Trong lâm nghiệp . 147
    3.3.3. Trong ngành thủy sản . 149
    3.3.4. Giải pháp về vốn đầu tư 150
    3.3.5. Giải pháp thị trường 152
    3.3.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách . 153
    3.3.7. Giải pháp về khoa học - công nghệ và phát triển công nghiệp chế biến . 155
    3.3.7.1. Khoa học công nghệ 155
    3.3.7.2. Phát triển công nghiệp chế biến . 157
    3.3.8. Giải pháp về nguồn nhân lực . 157
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 158
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 157
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 161
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Kể từ năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nông nghiệp Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng chung. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra trên quy mô cả nước và đa dạng ở cấp tỉnh. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lãnh thổ lớn, số dân đông, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng. Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã có bước phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành tựu, góp phần ổn định và ngày càng nâng cao đời sống nhân dân. Một số sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chiếm vị trí quan trọng trong vùng BTB và cả nước như: lúa (đứng đầu vùng BTB, thứ 6 cả nước về diện tích, sản lượng), mía (đứng đầu cả nước về diện tích), đàn trâu (đứng thứ 2 cả nước), đàn bò (đứng thứ 5 cả nước) . Trong cơ cấu GDP toàn tỉnh, nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng từ 39,6% năm 2000 xuống còn 24,1% năm 2010, song giá trị tuyệt đối của ngành vẫn không ngừng tăng, từ 3942,1 tỷ đồng năm 2000 (giá thực tế), lên 12404,9 tỷ đồng năm 2010. Cơ cấu N-L-TS bước đầu chuyển dịch từ nền nông nghiệp sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa với xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành thủy sản; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn; các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế và thị trường tiêu thụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao, v.v.
    Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến nay vẫn còn nhiều hạn chế: tăng trưởng kém bền vững, khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất vẫn còn mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán, có nơi thậm chí chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp; công nghệ lạc hậu; việc khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp còn nhiều bất hợp lý . Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có nhiều nhưng nổi bật là: nguồn vốn đầu tư cho phát triển thấp; cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; thiếu nguồn nhân lực qua đào tạo đặc biệt là thiếu một cơ cấu kinh tế hợp lý để có thể phát huy được các tiềm năng thế mạnh vốn có. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết những tồn tại, thách thức đang đặt ra cho nông nghiệp Thanh Hóa hiện nay. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000-2010” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ, nhằm góp phần luận giải về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thanh Hóa trong giai đoạn vừa qua, từ đó đề xuất một số định hướng và các giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề được các nhà quản lý, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm không chỉ bởi nó là một nội dung quan trọng trọng trong kinh tế học mà còn là vấn đề luôn luôn thay đổi qua các thời kỳ phát triển của mọi nền kinh tế. Đối với Việt Nam, cơ cấu kinh tế có vai trò quyết định đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cũng như quyết định đến sự phát triển xã hội. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tiêu biểu như:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...