Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Th

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biện là phát triển kinh tế đang từng bước hội nhập kinh tee quốc tế.
    Thực tiễn cho thấy để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tăng sức mạnh cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư phải dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh và lợi thế so sánh của đất nước, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu đời sốn của nhân dân và quốc phòng an ninh tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước.
    Cơ cấu kinh tế thể hiện nội dung và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của mỗi địa phương, không phải là sản phẩm chủ quan mà luôn vận động theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu của xã hội, đặc biệt là đối với Việt Nam chúng ta hiện nay là một nước nông nghệp còn tương đối lạc hậu, đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới.
    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” . Chính vì vậy trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn quan tâm cho đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó nội dung cơ bản là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp hoá chế biến và thị trường. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ Trong những năm qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu, như: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa theo sát thị trường, sản xuất ở nhiều nơi còn nhỏ lẻ, lạc hậu, thiếu bền vững chất lượng và khả năng cạnh tranh thị trường của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Tỷ lệ đói nghèo và tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở nông thôn còn cao. Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá có vai trò, vị trí quan trọng trong thúc đẩy sản xuất phát triển, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo mục tiêu của Đảng đã đề ra.
    Than Uyên là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Lai Châu, vừa được chia tách ra từ huyện Than Uyên cũ. Để thành lập huyện Than Uyên và Tân Uyên vào ngày 01/01/2009. Huyện Than Uyên có tổng diện tích tự nhiên là: 79.687,60 ha toàn huyện có 11 xã và 01 thị trấn, dân số 5,8 vạn người, có 8 dân tộc, trong đó dân tộc Thái là chủ yếu chiếm tới 65%, kinh 20%, HMông 10%; còn lại là các dân tộc khác. Trong những năm qua thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng và chính sách pháp luật nhà nước, nền kinh tế - xã hội của huỵên đã có những chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến Bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh như vùng sản xuất cây lương thực, thực phẩm, vùng chăn nuôi đại gia súc, thuỷ sản Đã tạo ra sản phẩm của tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt khá cao bình quân 15%/năm trong đó nông nghiệp tăng 13,5% công nghiệp xây dựng 15,7%; dịch vụ tăng 21,6%.
    Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, song nhìn chung, xét trên cơ sở kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện Than Uyên còn tương đối chậm, cơ cấu ở một số vùng còn mang tính tự phát, chưa gắn với quy hoạch, chất lượng hàng hoá chưa cao, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trong cơ cấu nền kinh tế của huyện còn cao 45% Thực tế đó chưa tương xướng với tiềm năng của một huyện có điều kiện thuận lợi về đất đai có nhiều tuyến đường quốc lộ chạy qua sang Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, nguồn lao động dồi dào Vì thế, việc đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội; xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống xã hội cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, từng bước góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, để đưa nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường nói chung và thúc đẩy kinh tế của huyện Than Uyên, phát triển theo hướng hiện đại nói riêng.
    Với những kiến thức tiếp thu được trong chương trình lý luận Cao cấp những thực tiễn tại địa phương tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu” để làm luận văn Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính khoá học 2009-2010.
    2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
    a. Mục tiêu:
    Đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Than Uyên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa ra phương hướng, mục tiêu và giải pháp trong thời gian tới.
    b. Nhiệm vụ:
    + Về lý luận: đưa ra những vấn đề lý luận làm cơ sở khoa học
    + Về thực tiễn: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông thôn của huyện Than Uyên.
    + Giải pháp giải quyết vấn đề: Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp, nông thôn.
    + Đề xuất phương hướng, giải pháp trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a. Đối tượng nghiên cứu là công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Than Uyên, tập trung và một số ngành như: trồng trọt, chăn nuôi . Và phân tích cơ cấu kinh tế theo các vùng kinh tế đã được Đảng bộ huyện xác định.
    b.Phạm vi và thời gian nghiên cứu: nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện Than Uyên giai đoạn 2007-2009 hướng đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    a. Cơ sở phương pháp luận:
    Vận dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt lý luận về khoa học quản lý, kinh tế, phát triển, kinh tế chính trị Mác – Lênin để nghiên cứu;
    b. Các phương pháp cụ thể: sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, so sánh vv làm rõ thực trạng, đề xuất phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Than Uyên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    5. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
    - Chương 1: Một số vấn đề lý luận và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    - Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
    - Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
    Do điều kiện thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, kinh mong thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp góp ý chân thành để đề tài được hoàn thiện hơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...