Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của khoá luận
    Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự ngiệp phát triển của đất nước. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghịêp đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển.
    Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên 70% dân số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế nông thôn, năng suất khai thác ruộng đất và năng suất lao động còn thấp Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước ta.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa phương là rất cần thiết.
    Yên Hưng là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Quảng Ninh với trên 89% dân cư sống ở nông thôn và 75,7% lao động nông nghiệp. Đời sống của nông dân còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 6%. Trong những năm qua, vấn đề tăng cường quản lý Nhà nước để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện luôn được quan tâm và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Yên Hưng còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Yên Hưng một cách hợp lý.
    Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở tổng hợp một cách có hệ thống quan điểm lý luận về vai trò, nội dung quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, đi sâu phân tích đánh giá trung thực, khách quan thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Yên Hưng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện một cách hiệu quả.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: là một số chính sách kinh tế, pháp luật tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện.
    - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, tác giả đề cập và nghiên cứu vai trò quản lý nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành khoá luận của mình, tác giả sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
    - Phương pháp so sánh;
    - Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê;
    - Phương pháp hệ thống hoá.
    Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến của một số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Yên Hưng.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung.
    Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh.
    Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh.
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4
    1.1. Những vấn đề chung về nông nghiệp . 4
    1.2. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 8
    1.3. Vai trò và nội dung quản lý Nhà nước đối với quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 16
    1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước trên thế giới . 20
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH . 29
    2.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh 29
    2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng . 37
    2.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện yên hưng 79
    CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH . 81
    3.1. Quan điểm phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Hưng 81
    3.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Hưng. 82
    3.3. Một số giải pháp chủ yểu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng 91
    KẾT LUẬN . 104
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...