Thạc Sĩ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần mở đầu
    Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành . 1
    1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành .1
    1.1.1 Cơ cấu kinh tế 1
    1.1.2 Cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành 2
    1.1.3 Đặc điểm của cơ cấu kinh tế ngành . 6
    1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .8
    1.2.1 Thực chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành . 9
    1.2.2 Yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong
    quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .13
    1.2.3 Các nhân tố cơ bản quy định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 18
    1.3 Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp
    hóa,
    hiện đại hóa .27
    1.3.1 Định hướng phát triển ngành trong tổ chức quản lý kinh tế .27
    1.3.2 Quy định phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động kinh tế .28
    1.3.3 Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế 30
    Chương 2. Thực trạng cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành ở quận Tân Phú TP.HCM . 33
    2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của quận Tân Phú TPHCM .33
    2.2 Thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .35
    2.2.1 Cơ cấu kinh tế theo loại hình tổ chức kinh doanh .35
    2.2.2 Cơ cấu ngành phản ánh qua giá trị sản xuất .38
    2.2.3 Cơ cấu kinh tế phản ánh qua đóng góp ngân sách địa phương 44
    2.2.4 Cơ cấu kinh tế phản ánh qua kim ngạch xuất khẩu 45
    2.2.5 Cơ cấu ngành phản ánh qua các ngành hàng chủ lực .46
    2.3 Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành 4
    2.3.1 Nguyên nhân .4
    2.3.2 Bài học kinh nghiệm .5
    Chương 3. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở quận Tân Phú TP.HCM . .5
    3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế của quận 5
    3.1.1 Mục tiêu kinh tế của quận 5
    3.1.2 Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn .5
    3.2 Những quan điểm cơ bản .5
    3.2.1 Phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
    nhanh
    và bền vững 5
    3.2.2 Quan điểm lịch sử cụ thể 5
    3.2.3 Quan điểm toàn diện 6
    3.2.4 Quan điểm hiệu quả kinh tế – xã hội .6
    3.2.5 Quan điểm định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành .6
    3.3 Các giải pháp chủ yếu .6
    3.3.1 Phân công lại lao động, phát triển ngành nghề theo hướng
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6
    3.3.2 Thu hút vốn, đầu tư vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
    3.3.3 Giải pháp về thu hút và phát triển nguồn nhân lực 7
    3.3.4 Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 8
    3.3.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý 8
    Kết luận .8
    Tài liệu tham khảo
    Phần phụ lục

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của luận văn

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế một tất yếu khách quan trong quá trình công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển đổi căn
    bản nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch
    các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng
    sản phẩm xã hội, góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác
    nhau như: cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu nhiều thành phần, cơ cấu ngành;
    trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành để phân bổ
    hợp lý tài nguyên, sắp xếp lại lao động phù hợp các mục tiêu phát triển kinh tế
    xã hội là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng
    toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững,
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện
    đại hóa”.
    Đối với Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ
    cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tương đối của quận, giải quyết việc
    làm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị
    trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
    của quận.
    Nằm trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua,
    quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận Tân Phú đã có những chuyển
    biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, vẫn còn
    nhiều vấn đề phát sinh gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    ngành của quận như: xây dựng chiến lược, vốn, đào tạo nguồn nhân lực và
    những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan. Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
    trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận Tân Phú,
    Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2020
    ”, làm Luận văn Thạc sĩ Kinh
    tế; chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
    Bàn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có nhiều công trình nghiên cứu
    khác nhau đã công bố như: “Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí
    Minh”, của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; “Chuyển dịch cơ cấu ngành
    công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại
    hóa” của Nguyễn Ân Tuy nhiên, nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    ngành trên địa bàn các quận ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có quận Tân
    Phú chưa có đề tài nào công bố.
    3. Mục đích và nhiệm vụ
    3.1.Mục đích
    Mục đích của đề tài là vạch ra các quan điểm và giải pháp đảm bảo quá
    trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách hợp lý hiệu quả trong sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
    3.2. Nhiệm vụ
    Một là, khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ
    cấu ngành kinh tế. Từ đó xác định nội dung, yêu cầu trong quá trình chuyển dịch
    cơ cấu kinh tế ngành quận Tân Phú.
    Hai là, phân tích hiện trạng của cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch
    cơ cấu ngành nói riêng trên các mặt định tính, định lượng, những thành quả đã
    đạt được, những hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội
    của quận. Trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm cho quá trình
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận trong thời gian tới.
    Ba là, xác định những quan điểm, những mục tiêu định hướng cơ bản làm
    cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu đảm bảo cho quá trình chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế ngành quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh một cách hợp lý, hiệu
    quả.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu,
    4.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn quận
    Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh; về thời
    gian từ năm 2003 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu.
    5.1. Cơ sở lý luận
    Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
    cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành. Các văn kiện
    của Đảng cộng sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nguyên lý của
    kinh tế chính trị Mác - Lênin.
    5.2.Nguồn tài liệu tham khảo.
    Các tác phẩm kinh điển của Karl Marx, F.Engels, V.I. Lenine về cơ cấu
    kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, các Văn
    kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tư liệu của Viện chiến lược phát triển,
    Bộ Kế hoạch Đầu tư, Báo cáo của Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
    Báo cáo của Ủy Ban nhân dân quận Tân Phú.
    5.3. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
    chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vận dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế -
    xã hội nói chung, phân tích, tổng hợp kết hợp lô gích và lịch sử, số liệu thống kê
    từ Ủy Ban Nhân dân Quận Tân Phú
    6. Đóng góp của đề tài
    Một là, hệ thống hóa về mặt lý luận cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế ngành và vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong tổ chức
    quản lý. Từ đó rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong tổ chức quản lý
    quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí
    Minh.
    Hai là, vạch ra các quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm thực
    hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp
    hoá, hiện đại hóa, phát triển kinh tế ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
    một cách hiệu quả.
    Ba là, cung cấp những tư liệu cần thiết cho các cơ quan, đơn vị trên địa
    bàn quận Tân Phú cũng như Thành phố Hồ Chí Minh, trong công tác dự báo, xây
    dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và các ngành
    kinh tế nói riêng.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung cơ
    bản của luận văn được kết cấu thành 3 chương, có 87 trang.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...