Chuyên Đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quãng Ngãi theo hướng công nghiệp hóa hiê

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1 - Lý do chọn đề tàiChuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, cùng với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế ngành nước ta đã có những chuyển biến tích cực theo hướng phát huy có hiệu quả lợi thế, tiềm năng của đất nước, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng dần tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong thời gian tới.
    Trên thực tế, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Những nghiên cứu này, mặc dù đã phần nào làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được giải quyết. Một trong những khía cạnh đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở địa phương. Ở những địa phương cụ thể, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và bối cảnh lịch sử nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có những đặc thù riêng. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể đối với đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở những địa phương này.
    Huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi là một Huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn chưa được khai thác và phát huy một cách hiệu quả do cơ cấu kinh tế còn lạc hậu., trong những năm qua CDCCKT đạt nhiều kết quả. Tuy vậy tốc độ chuyển dịch còn rất thấp. CDCCKT chưa có quy hoạch tổng thể làm cho chất lượng, hiệu quả chuyển dịch thấp. Biểu hiện cụ thể là: Sản phẩm sản xuất chất lượng thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh rất kém, không tiêu thụ được, kinh doanh bị thua lỗ .
    Vì vậy, vấn đề bức thiết đối với huyện Bình Sơn hiện nay là phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH . Nhằm khai thác phát huy những tiềm năng thế mạnh mà huyện vốn có . Đó là lý do tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quãng Ngãi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa” để nghiên cứu.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    2.1. Mục đích nghiên cứu.
    Mục đích nghiên cứu đề tài này là đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng CDCCKT trên địa bàn huyện Bình Sơn. Cụ thể là tăng thu nhập/ha canh tác đối với cây trồng hoặc nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng suất cây trồng, con vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện giảm giá thành sản phẩm để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. Lựa chọn giải pháp phát triển CN - TTCN và thương mại - dịch vụ theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp có một vai trò rất quan trọng, là động lực phát triển kinh tế của huyện Bình Sơn trong hiện tại cũng như tương lai.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời khảo sát thực trạng CDCCKT trên địa bàn huyện Bình Sơn.
    Phân tích đánh giá tình hình thực trạng, những quy luật vận động của cơ sở kinh tế, trên cơ sở đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và những vấn đề khó khăn phức tạp đang đặt ra của vấn đề CDCCKT.
    Đề xuất những giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả CDCCKT.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu các vấn đề về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
    3.2. Khách thể nghiên cứu


    Đặc điểm chung của địa phương.
    Hợp tác xã nông nghiệp huyện Bình Sơn
    Vấn đề CDCCKT trên địa bàn
    4. Phạm vi nghiên cứuĐề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu và quá trình CDCCKT trên địa bàn huyện Bình Sơn trong giai đoạn 2010- 2012 và đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015.
    Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến nay
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
    - Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh.
    - Phương pháp nghiên cứu kinh tế chuyên ngành.
    Để đánh giá, so sánh, dự kiến kết quả, hiệu quả của các giải pháp nghiên cứu trong đề tài, tôi sử dụng các chỉ tiêu System National Account (SNA) của hệ thống tài khoản Quốc gia quy định thống nhất cho các nước thuộc thành viên Liên hợp quốc có nền kinh tế thị trường. Trong đề tài có sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, kết quả nghiên cứu một số cây trồng, con vật nuôi chủ yếu của các đề tài nghiên cứu khoa học làm kết quả so sánh cho các giải pháp của đề tài.
    6. Kết cấu của tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển.
    Chương 2: Thực trạng CDCCKT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bình Sơn.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng CDCCKT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bình Sơn.


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1 - Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 2
    4. Phạm vi nghiên cứu. 3
    5. Phương pháp nghiên cứu. 3
    6. Kết cấu của tiểu luận. 3
    Chương1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ. 4
    1.1 Cơ sở lý luận. 4
    1.2 Cơ sở thực tiễn. 8
    Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN. 14
    2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh 14
    2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Bình Sơn. 16
    Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUÃNG NGÃI. 28
    3.1. Phương hướng : 28
    3.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bình Sơn. 30
    KẾT LUẬN 41
    1.Kết luận . 41
    2. Kiến nghị 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
     

    Các file đính kèm: