Chuyên Đề Chuyên đề: Xung đột pháp luật & Cách giải quyết xung đột pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi silkairs, 18/4/15.

  1. silkairs

    silkairs New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 2
    1. Khái niệm về Xung đột pháp luật. 2
    1.1. Định nghĩa. 2
    1.2 Điều kiện phát sinh xung đột pháp luật. 3
    1.3 Lưu ý. 4
    2/ Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật. 4
    2.1/ Xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất. 5
    2.2. Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột. 6
    3. Quy phạm xung đột. 6
    3.1. Khái niệm. 7
    3.2 Cấu trúc. 8
    3.3. Phân loại. 9
    II. MỘT SỐ KIỂU HỆ THUỘC CƠ BẢN GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT. 13
    1. Hệ thuộc Luật nhân thân (Lex personalis). 13
    2. Hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis). 15
    3. HệthuộcLuật nơi có tài sản (Lex rei sitae). 16
    4. Hệ thuộc Luật tòa án (Lex fori). 17
    5. Hệ thuộc Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus). 18
    6. Hệ thuộc Luật của nước người bán (Lex venditoris). 19
    7. Hệ thuộc Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (Lex voluntatis). 19
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22







    I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.
    1. Khái niệm về Xung đột pháp luật.
    1.1. Định nghĩa.
    Hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau xuất phát từ sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, Để điều chỉnh các mối quan hệ xảy ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia khi không có yếu tố nước ngoài thì pháp luật của chính quốc sẽ được áp dụng, trong trường hợp này không có sự lựa chọn áp dụng luật nước này hay luật nước khác. Nhưng nếu các mối quan hệ xảy ra có một hoặc vài yếu tố nước ngoài tham gia thì tất yếu các quan hệ đó sẽ phụ thuộc vào sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật và đương nhiên vấn đề lựa chọn một hệ thống pháp luật điều chỉnh là rất cần thiết.
    Thông thường nếu một quan hệ xã hội liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để giải quyết. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và từ đó là sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến các quốc gia đó. Bên cạnh đó, pháp luật các nước đều cố gắng trong khả năng có thể bảo vệ quyền lợi cho công dân, cho cơ quan, tổ chức của nước mình, do đó các quốc gia đều cố gắng để áp dụng pháp luật của nước mình trong các mối quan hệ có công dân, có cơ quan, tổ chức nước mình tham gia.
    Xung đột pháp luật sẽ xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác. Như vậy, xung đột pháp luật là một thuật ngữ được sử dụng nhằm chỉ hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể. Do đó, vấn đề cần giải quyết là khi có hiện tượng xung đột pháp luật cần phải chọn một trong các hệ thống pháp luật để áp dụng giải quyết cho quan hệ pháp luật đó.
     Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ pháp luật dân sự nhất định mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật có sự khác nhau.
    1.2 Điều kiện phát sinh xung đột pháp luật.
    Xung đột pháp luật xuất hiện khi có 02 điều kiện chủ yếu:
    - Thứ nhất, một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã xảy ra trên thực tế và không có quy phạm thực chất điều chỉnh.
    Trong rất nhiều trường hợp khi một quan hệ của Tư pháp quốc tế phát sinh đã làm phát sinh tình trạng pháp luật của các nước liên quan đều có thể được áp dụng và làm nảy sinh vấn đề chọn pháp luật của một nước cụ thể để áp dụng, từ đó làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật.
    - Thứ hai, có ít nhất hai hệ thống pháp luật đều có thể áp dụng để giải quyết thực chất vụ việc nhưng quy định của hai hệ thống pháp luật là khác nhau đối với quan hệ dân sự đó.
    Nếu chúng ta giả định là pháp luật các nước quy định giống nhau khi giải quyết các vấn đề cụ thể của Tư pháp quốc tế thì hiện tượng xung đột pháp luật sẽ không xảy ra vì trong trường hợp này việc áp dụng pháp luật nước nào cũng mang lại hệ quả pháp lý như nhau, do đó cơ quan có thẩm quyền sẽ không phải đứng trước việc lựa chọn pháp luật. Nhưng xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế xã hội, từ quan điểm chính trị, từ phong tục tập quán, từ đặc điểm của các hệ thống pháp luật nên pháp luật các nước, kể cả các nước có cùng một hình thái kinh tế xã hội cũng không thể giống nhau hoàn toàn.
    1.3 Lưu ý.
    Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự, còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự, hành chính, (luật công) tuy pháp luật các nước cũng khác nhau nhưng không xảy ra xung đột pháp luật vì:
    - Những ngành luật công mang tính hiệu lực theo lãnh thổ rất nghiêm ngặt (người ta thường gọi quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ);
    - Trong luật công không bao giờ có các quy phạm xung đột và tất nhiên cũng không bao giờ cho phép áp dụng luật nước ngoài.
    2/ Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật.
    Bất kỳ xung đột pháp luật nào cũng phải được giải quyết một cách triệt để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, thúc đẩy giao lưu dân sự, kinh tế thương mại phát triển. Việc quy định phương pháp giải quyết xung đột pháp luật là tự do lựa chọn của mỗi quốc gia, tuy nhiên khi đưa ra các phương pháp giải quyết xung đột các quốc gia phải quan tâm đến quyền lợi của các đương sự, quyền lợi của quốc gia và rộng hơn là quyền lợi của cộng đồng quốc tế. Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật chủ yếu bao gồm:
     
Đang tải...