Chuyên Đề Chuyên đề về Hình thức chính thể - hình thức nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Tài liệu free

    Chuyên đề về Hình thức chính thể - hình thức nhà nướcHình thức nhà nước (hay còn được gọi một cách thông thường là hình thức tổ chức nhà nước)
    là mô hình tổ chức ra các cơ quan nhà nước và mối quan hệ giữa chúng với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân, và thường được phân tích dưới nhiều giác độ/tiêu chí khác nhau. Hình thức chính thể là một hình thức rất quan trọng trong các dạng hình thức nhà nước
    Thuật ngữ “chính thể” là một từ Hán Việt cổ, dùng để chỉ một chế độ chính trị, cách thức tổ chức nhà nước (regime).
    Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước.
    Nói đến chính thể là nói đến việc xem xét mô hình tổ chức nhà nước dưới giác độ cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan cấu thành nên bộ máy nhà nước. Trước hết là mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia (người đứng đầu nhà nước) với nhân dân.
    Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức chính thể cơ bản. Đó là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
    Chính thể quân chủ là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ cõi “hư vô”, do thiên đình định đoạt. Chính thể cộng hoà là chính thể nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân.
    Khi xác định chính thể, trước hết người ta thường dựa vào cách thức thành lập nguyên thủ quốc gia và nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia. Sau đó, sẽ xét đến cách thức tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước khác, mà chủ yếu là của các cơ quan lập pháp và hành pháp.
    Từ đây, chúng ta có thể đưa ra một quy trình cho việc xác định chính thể của mọi nhà nước. Trước hết, phải căn cứ vào người đứng đầu nhà nước - nguyên thủ quốc gia - để xác định nhà nước đó thuộc loại quân chủ hay dân chủ (cộng hoà). Nếu nguyên thủ quốc gia được hình thành bằng phương pháp truyền ngôi thì đó là nhà nước quân chủ. Và ngược lại, nếu nguyên thủ quốc gia được lập nên thông qua bầu cử thì đó là chính thể cộng hoà.
    Các loại hình chính thể: quân chủ và cộng hoà
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...