Tài liệu Chuyên đề về bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Toán ở Tiểu học Các bài toán về chia hết

Thảo luận trong 'Toán Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Chuyên đề về bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Toán ở Tiểu học: Các bài toán về chia hết

    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    1. Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
    Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với nền kinh tế thị trường, đất nước ta đang trên đà phát triển. Đảng và Nhà nước ta không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
    Phát triển giáo dục là nền tảng, là quốc sách hàng đầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho học sinh là một trong những mục tiêu giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục.
    Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng nhằm thực hiện theo chủ trương của ngành Giáo dục trong việc phát triển và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo tài năng sau này cho đất nước. Muốn đưa đất nước đi lên, muốn xây dựng đất nước giàu mạnh theo di chúc của Bác Hồ thì việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài ngay từ Trường Tiểu học là một yêu cầu vô cùng quan trọng.
    2. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành Giáo dục hiện nay.
    Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí đánh giá kết quả trong năm học của nhà trường. Bởi phong trào thi đua dạy và học có tốt thì mới có được đội ngũ học sinh giỏi. Cùng với việc dạy tốt kiến thức đại trà thì việc bổ sung kiến thức cho học sinh giỏi là vô cùng cần thiết. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi đẩy mạnh phong trào học tập trong nhà trường.
    3. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học.
    Trong nhà trường phổ thông cũng như trường Tiểu học, môn Toán là một môn học độc lập, cùng với các môn học khác góp phần tạo nên một con người phát triển toàn diện. Môn Toán cũng là một môn học cần số thời gian lớn và cung cấp lượng kiến thức rộng, đòi hỏi phải chính xác và luôn mang tính cập nhật theo thực tế nhu cầu cuộc sống đặt ra.
    Những năm gần đây, Bộ Giáo dục không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm giúp cho hiệu quả đào tạo cao hơn theo kịp với xu thế phát triển của thời đại. Đặc biệt, việc thay sách giáo khoa đã được tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Nội dung và chương trình sách giáo khoa Tiểu học mới đã được thay đổi, hoàn thiện ở tất cả các môn, trong đó có môn Toán. Phương pháp mới đòi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động nắm bắt, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức. Việc dạy học giải bài toán nâng cao đối với học sinh là hết sức cần thiết. Nó giúp cho việc rèn luyện tư duy, làm quen với cách phân tích- tổng hợp. Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động học tập chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Từ đó học sinh mới có thể tự mình tìm tòi, phát hiện, ứng dụng tri thức mới, có hứng thú, tự tin trong học tập.
    4. Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học Toán nâng cao trong nhà trường hiểu học hiện nay.
    4.1. Đối với giáo viên:
    Những năm gần đây, mặc dù Bộ Giáo dục đã hết sức quan tâm đến trình độ của đội ngũ giáo viên các cấp nói chung và trình độ của giáo viên Tiểu học nói riêng. Các trường Đại học Sư phạm, Cao đẳng đã liên tục mở các lớp đào tạo và đào tạo lại dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên. Song ở một số trường Tiểu học , vẫn còn số ít giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc dạy giải toán nâng cao, cho nên thường thì họ chỉ giảng dạy cho học sinh những yêu cầu cơ bản theo sách giáo khoa, còn việc hướng dẫn giải các bài toán nâng cao họ rất ngại hay bỏ qua hoặc để tuỳ ý học sinh tự giải. Có hướng dẫn cũng chỉ dựa vào những gợi ý trong sách giáo viên, còn việc mở rộng kiến thức, phát triển tư duy cho học sinh thì ít chú ý tới. Nhưng vấn đề đặt ra là dạy các em vào lúc nào? Bởi vì ngoài kiến thức khá nhiều của chương trình mà còn dạy kiến thức nâng cao, nếu lồng ghép không hợp lý sẽ gây quá tải đối với học sinh (kể cả đối tượng học sinh giỏi). Có lẽ đó cũng là một trong những lý do mà giáo viên rất ngại dạy kiến thức nâng cao.
    4.2. Đối với học sinh:
    Rất ít học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm tòi các cách giải và các bài toán nâng cao. Chỉ những học sinh có cha mẹ thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình thì mới có những cố gắng trong việc giải những bài toán nâng cao. Còn lại, hầu hết các em chỉ lo sao giải cho đủ các bài tập theo yêu cầu của nội dung bài học, rất ngại phải giải những bài toán nâng cao. Khi gặp các bài toán có nội dung nâng cao là bỏ, không chịu suy nghĩ, có em muốn giải thì không nắm được phương pháp giải, cách giải.
    Từ những lý do khách quan và chủ quan đã nêu trên, thông qua việc học tập, tôi chọn đề tài : Chuyên đề về bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Toán ở Tiểu học: Các bài toán về chia hết. Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về dạng Toán chia hết, từ đó tìm ra phương pháp, biện pháp thích hợp để giúp cho việc giảng dạy và hướng dẫn học sinh học toán, giải toán nâng cao được tốt hơn.
    II.Mục đích nghiên cứu.
    Như chúng ta đã biết giáo dục bậc tiểu học không những phát huy kế thừa những thành tựu kinh nghiệm của giáo dục tiểu học, góp phần hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cần thiết đúng đắn và lâu dài về nhiều mặt: trí tuệ, thể chất, tình cảm và tâm hồn nhân cách con người mới, phát triển toàn diện về mọi mặt đáp ứng nhu cầu hiện nay.
    Thực tế nhận thức của học sinh Tiểu học thường là cảm tính, tư duy của các em vào trực quan và quan sát, kỹ năng tưởng tượng còn hạn chế. Suy luận của các em không phải là suy diễn mà là một dãy các phán đoán có ý thức. Quá trình học tập môn toán của học sinh về bài toán chia hết còn có nhiều hạn chế, nhất là việc nhận dạng toán chia hết, nên lựa chọn phương pháp giải một bài toán về chia hết là rất cần thiết và quan trọng trong bộ môn toán ở Tiểu học. Đặc biệt điều này còn khó khăn trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi.
    Với thực tế đó tôi thấy cần phải hệ thống các bài tập về chia hết theo từng dạng cụ thể. Với mong muốn đưa được ra các dạng toán cụ thể để học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh. Để đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục “Lấy học sinh làm trung tâm giúp các em có thể tự mình giải quyết một số vấn đề có liên quan, hình thành năng lực làm việc, độc lập, sáng tạo.
    III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu : Các bài toán về chia hết.
    - Khách thể nghiên cứu : Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi toán ở tiểu học.
    - Phạm vi nghiên cứu : Các bài toán về chia hết đối với học sinh khá giỏi.
    ІV.Giả thuyết khoa học.
    Bồi dưỡng học sinh giỏi không phải là vấn đề của riêng nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người phát triển các mục tiêu kinh tế- xã hội. Vì vậy bồi dưỡng học sinh khá giỏi trong môn toán rất cần thiết để đất nước đi lên. Nếu tìm ra đuợc một số cách giải toán sẽ giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy, hình thành kỹ năng giải một số bài toán một cách chính xác.
    V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu có liên quan, đề tài này đã tổng kết, tìm hiểu một cách có hệ thống về :
    - Nội dung và phương pháp dạy học môn Toán nói chung và dạy giải toán nâng cao về dạng toán chia hết nói riêng.
    - Những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên và học sinh; một số đề xuất về nội dung, phương pháp dạy giải toán nâng cao, các bài tập về dạng toán chia hết cho học sinh .
    VI. Phương pháp nghiên cứu.
    Để nghiên cứu đề tài này tôi chọn một số phương pháp sau:
    1. Phương pháp đọc sách giáo khoa và sử dụng tài liệu.
    Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên, tài liệu tham khảo môn toán.
    2. Phương pháp trực quan.
    Trong quá trình nghiên cứu, quan sát học sinh trong quá trình học tập, tiếp thu bài, kỹ năng giải toán về chia hết.
    3. Phương pháp đàm thoại.
    Đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập để học sinh suy nghĩ, thảo luận làm bài và giáo viên giải đáp chung cho cả lớp, nhóm hoặc cá nhân.
    4. Phương pháp trắc nghiệm.
    Thu thập kết quả nghiên cứu thông qua bài tập trên lớp để theo dõi quá trình học tập của học sinh
     
Đang tải...