Báo Cáo Chuyên đề Vai trò của công nghệ sinh học trong xử lý nước thải

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I. GIỚI THIỆU .1
    1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC .1
    1.1.1. Thế giới .5
    1.1.2. Việt Nam .7
    1.2. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ LÝ
    NƯỚC THẢI .10
    1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ
    LÝ NƯỚC THẢI 10
    Chương II. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI .11
    2.1. KHÁI NIỆM NƯỚC THẢI .11
    2.2. THÀNH PHẦN LÝ HÓA HỌC CỦA NƯỚC THẢI 12
    2.2.1. Tính chất vật lý 12
    2.2.2. Tính chất hóa học 13
    2.3. CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM VÀ YÊU CẦU ĐỂ XỬ LÝ 13
    2.3.1. Các thông số đánh giá .13
    2.3.2. Yêu cầu xử lý 16
    Chương III. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH SINH HỌC TRONG XỬ
    LÝ NƯỚC THẢI .19
    3.1. PHÂN LOẠI CÁC QUÁ TRÌNH SINH HỌC 19
    3.1.1. Xử lý tự nhiên .19
    3.1.2. Xử lý nhân tạo .23
    3.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH 26
    3.3. ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH LÊN MEN TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 28
    3.4. VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI .30
    3.4.1. Khái niệm vi sinh vật và tầm quan trọng của vi sinh vật 30
    3.4.2. Vi sinh vật chỉ thị trong công trình xử lý nước thải 32
    Chương IV. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC NƯỚC THẢI .35
    4.1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC KỊ KHÍ .35
    4.1.1. Giới thiệu .35
    4.1.2. Phân loại 38
    4.1.3. Động học cho quá trình kỵ khí 42
    4.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ 41
    4.2.1. Giới thiệu .41
    4.2.2. Phân loại 45
    4.2.3. Động học cho quá trình hiếu khí .47
    4.3. MÀNG SINH HỌC 50
    4.3.1. Cấu tạo và hoạt động của màng 50
    4.3.2. Những đặc tính sinh học .55
    4.3.3. Những đặc tính sinh học về sự loại bỏ cơ chất .57
    4.3.4. Ưu và khuyết điểm của màng .57
    4.3.4.1. Ưu điểm 57
    4.3.4.2. Khuyết điểm .60
    Chương V. PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ .62
    5.1. BẢN CHẤT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ .62
    5.2. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 62
    5.3. NƯỚC THẢI SINH HOẠT .64
    5.3.1. Thành phần tính chất .64
    5.3.2. Phương pháp xử lý 69
    5.3.3. Kết quả thu được .70
    5.4. NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP 71
    5.4.1. Thành phần tính chất .71
    5.4.2. Phương pháp xử lý 74
    5.4.3. Kết quả thu được .74
    5.5. NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ .75
    5.5.1. Thành phần tính chất .75
    5.5.2. Phương pháp xử lý 76
    5.5.2.1. Xử lý sinh học để làm sạch BOD .76
    5.5.2.2. Loại bỏ Nitrat bằng sinh học 78
    5.5.2.3. Loại bỏ Phosphat bằng sinh học 79
    5.5.3. Kết quả thu được .79
    Chương VI. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÓA MỸ PHẨM .80
    6.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MỸ PHẨM 80
    6.1.1. Định nghĩa .80
    6.1.2. Phân loại 80
    6.2. NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT MỸ PHẨM .81
    6.3. NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT MỸ PHẨM .82
    6.3.1. Chất hoạt động bề mặt .83
    6.3.2. Phẩm màu dùng trong mỹ phẩm .83
    6.3.3. Dầu mỡ 84
    6.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT .85
    6.4.1. Sản xuất xà phòng tắm 85
    6.4.2. Sản xuất dầu gội đầu .86
    6.4.3. Sản xuất sữa tắm .87
    6.5. THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI 88
    6.6. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỸ PHẨM .88
    6.6.1. Sơ đồ quy trình và các phương pháp xử lý .88
    6.6.2. Ảnh hưởng của quá trình xử lý sinh học kị khí nước thải mỹ phẩm 90
    6.7. Kết quả xử lý 91
    Chương VII. KẾT LUẬN .92
    III.1. Lợi ích của Công nghệ sinh học với đời sống con người 92
    III.2. Đề xuất một số biện pháp để làm giảm lượng nước thải trong sản xuất
    và sinh hoạt .93

    Chương I. GIỚI THIỆU
    1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC.
    Như chúng ta đã biết, từ xưa con người đã biết tới Công nghệ sinh học. Ví dụ
    như lên men để tạo ra rượu. Tuy lúc đó con người chưa biết hiện tượng đó là gì họ
    chỉ làm theo bản năng hay “cha truyền con nối”. Nhưng điều đó cũng đã hình thành
    và thôi thúc họ tìm tòi học hỏi. Công nghệ sinh học bắt đầu từ sự nghiên cứu các vật
    nuôi và cây trồng, phức tạp và đẹp đẽ ngay từ những nét nhỏ nhất của chúng. Từ khi
    giống cây trồng đầu tiên được phát triển thông qua lai tạo do Thomas Fairchild vào
    năm 1719, cho đến khi Mendel tìm ra định luật di truyền vào năm 1866, xây dựng
    nền tảng di truyền học. Có thể coi Mendel là người đặt nền móng cho những nghiên
    cứu quá trình phát triển tiến hóa của sinh giới ở mức độ vi mô. Phát minh của ông
    đã đặt nền móng cho di truyền học. Tiếc rằng phát hiện này của ông đăng trên một
    tạp chí địa phương, dù có mặt ở các thư viện lớn của châu Âu thời ấy, lại không
    được ai để ý tới. Cho tới khi cuộc “Cách mạng xanh” ra đời đã giúp đẩy lùi nạn đói
    trên toàn cầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20, thời điểm dân số bùng nổ mạnh ở
    các nước kém phát triển. Nhờ cuộc “Cách mạng xanh”, từ năm 1960 – 1990 sản
    lượng nông nghiệp trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi, cứu sống khoảng 1 tỉ người ở
    những nước đang phát triển khỏi nguy cơ chết đói. Nhà khoa học Mỹ Norman
    Borlaug chính là cha đẻ của cuộc cách mạng đó.
    Kể từ cuộc “Cách mạng xanh”, vai trò của Công nghệ sinh học đã được toàn thể
    giới chú ý đến. Đầu những năm 1980, đã bắt đầu hình thành công nghệ sinh học
    hiện đại là lĩnh vực công nghiệp sử dụng hoạt động sinh học của các tế bào đã được
    biến đổi di truyền. Các nước có nền công nghiệp mới thì từ những năm 85 và các
    nước đang phát triển trong khu vực thì chủ yếu từ những năm 90 trở lại đây. Đến
    nay hầu hết ở các nước Công nghệ sinh học đều được coi là một hướng khoa học
    công nghệ ưu tiên đầu tư và phát triển.
    Quá trình phát triển công nghệ sinh học qua ba cuộc cách mạng:
    Cách mạng sinh học lần thứ nhất (đầu thế kỷ 20): sử dụng quá trình lên men
    để sản xuất các sản phẩm như acetone, glycerine, citric acid, riboflavin .
    Cách mạng sinh học lần thứ hai (sau thế chiến thứ 2): sản xuất kháng sinh,
    các sản phẩm lên men công nghiệp như glutamic acid, các polysaccharide. Trong
    đó, có các thành tựu về đột biến, tạo các chủng vi sinh vật cho năng suất và hiệu quả
    cao, phát triển các quá trình lên men liên tục và phát hiện phương pháp mới về bất
    động enzyme để sử dụng nhiều lần .
    Cách mạng sinh học lần thứ ba (bắt đầu từ giữa thập niên 1970): với các phát
    hiện quan trọng về enzyme cắt hạn chế, enzyme gắn, sử dụng plasmid làm vector
    tạo dòng, đặt nền móng cho một nền công nghệ sinh học hoàn toàn mới đó là công
    nghệ DNA tái tổ hợp.
    Ngoài ra, có thể hiểu công nghệ sinh học hình thành và phát triển qua 4 giai
    đoạn:
    Giai đoạn 1:
    Hình thành rất lâu trong việc sử dụng các phương pháp lên men vi sinh vật để
    chế biến và bảo quản thực phẩm, ví dụ sản xuất pho mát, dấm ăn, làm bánh mì,
    nước chấm, sản xuất rượu bia Trong đó, nghề nấu bia có vai trò rất đáng kể. Ngay
    từ cuối thế kỷ 19, Pasteur đã cho thấy vi sinh vật đóng vai trò quyết định trong quá
    trình lên men. Kết quả nghiên cứu của Pasteur là cơ sở cho sự phát triển của ngành
    công nghiệp lên men sản xuất dung môi hữu cơ như aceton, ethanol, butanol,
    isopropanol vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
    Giai đoạn 2:
    Nổi bật nhất của quá trình phát triển công nghệ sinh học trong giai đoạn này là
    sự hình thành nền công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh penicillin, khởi đầu gắn
    liền với tên tuổi của Fleming, Florey và Chain (1940). Trong thời kỳ này đã xuất
    hiện một số cải tiến về mặt kỹ thuật và thiết bị lên men vô trùng cho phép tăng đáng
    kể hiệu suất lên men. Các thí nghiệm xử lý chất thải bằng bùn hoạt tính và công
    nghệ lên men yếm khí tạo biogas chứa chủ yếu khí methane, CO2 và tạo nguồn phân
    bón hữu cơ có giá trị cũng đã được tiến hành và hoàn thiện.
    Giai đoạn 3:
    Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20, song song với việc hoàn thiện các quy
    trình công nghệ sinh học truyền thống đã có từ trước, một số hướng nghiên cứu và
    phát triển công nghệ sinh học đã hình thành và phát triển mạnh mẽ nhờ một loạt
    những phát minh quan trọng trong ngành sinh học nói chung và sinh học phân tử
    nói riêng. Đó là việc lần đầu tiên xác định được cấu trúc của protein (insulin), xây

    TÀI LIỆU KHAM KHẢO
    1. Th.S. Lâm Vinh Sơn. Kỹ thuật xử lý nước thải. NXB Xây dựng.
    2. PGS.TS. Lương Đức Phẩm. Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh
    học. NXB Giáo Dục.
    3. Hoàng Huệ. Xử lý nước thải. NXB Xây dựng, Hà Nội, 1996.
    4. Trần Hiếu Nhuệ. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. NXB Khoa học
    – Kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
    5. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB
    Khoa học – Kỹ thuật, 2005.
    6. Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải đô thị. NXB Khoa học – Kỹ thuật, 2006.
    7. TS. Lê Quốc Tuấn. Bài giảng Xử lý sinh học chất thải. Đại học Nông Lâm
    TP. HCM.
    8. PGS. TS. Nguyễn Văn Phước. Giáo Trình Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Và
    Công Nghiệp Bằng Phương Pháp Sinh Học. NXB Xây dựng.
    9. Đặng Quốc Thảo Nguyên. Luận văn Xử lý nước thải mỹ phẩm bằng công
    nghệ sinh học. Đại học Bách Khoa TP. HCM.
    10. Trang wed tham khảo:
    http://khoasinh.com
    http://dantri.com.vn
    http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn
    http://www.nea.gov.vn
    http://thietbiloc.com
    http://www.tapchicongnghiep.vn
    http://khoahoc.com.vn
    http://tintuc.xalo.vn
    http://www.sinhhocvietnam.com
    http://www.giaoducsuckhoe.net
    http://www.ctu.edu.vn
    http://www.ngoinhachung.net
    http://xulymoitruong.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...