Chuyên Đề chuyên đề tốt nghiệp: phân loại chi phí dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị đối với vi

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    chuyên đề tốt nghiệp: phân loại chi phí dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị đối với việc tăng cường quản lý chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất





    Mục lục :

    1. 1. Bản chất của chi phí



    Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kì phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người sản xuất.


    Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kì nhất định (tháng , quí, năm). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp đã tiêu dùng trong một kì để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị và các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).


    1. 2. Yêu cầu quản lý chi phí


    Để đảm bảo hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị doanh nghiệp, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:


    2.1 Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế chi phí


    Bởi vì chỉ khi đã nắm vững được nội dung và bản chất kinh tế của chi phí thì kế toán mới có thể hạch toán đúng và chính xác các loại chi phí, từ đó mới có thể cung cấp những thông tin cần thiết theo yêu cầu của nhà quản lý.


    2.2. Phải phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý


    Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế có nhiều cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác hạch toán và quản lý. Về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức sau:


    - Phân loại theo yếu tố chi phí:


    Cách phân loại này phục vụ cho việc quản lý chi phí theo nội dung kinh tế bản chất ban đầuđồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh . Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.


    - Phân loại theo khoản mục


    Cách phân loại này là căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra nó còn dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.


    - Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí


    Theo cách thức này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.


    - Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.


    Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí.


    2.3. Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng


    Giá thành và sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.


    Về thực chất chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành.
     
Đang tải...