Chuyên Đề Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Cô

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá


    LỜI NÓI ĐẦU


    Ai cũng biết tín dụng chiếm vị trí quan trọng như thế nào trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam chẳng thế mà đã có biết bao đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho hệ thông Ngân hàng thương mại trong thời gian qua. Và do đó chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại việt nam đã từng bước được cải thiện đáng kể. Các chỉ tiêu an toàn vốn tối thiều đã dần được cải thiện.

    Vậy tại sao vấn đề tín dụng vẫn làm cho mọi người quan tâm đến như vậy? Câu trả lời đó là, thực ra trong thời gian qua chất lượng tín dụng có giảm nhưng điều đó không nói lên gì nhiều cho hệ thống Ngân hàng việt nam vì họ thực sự đang phải đối mặt với các nguy cơ mới nguy hiểm hơn cho họ liên quan đến vấn đề tín dụng, mà trực tiếp là tín dụng trung dài hạn.

    Thứ nhất: trong thời gian các Ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại bằng cách chủ yếu là giải quyết triệt để các khoản nợ tồn đọng. Hạn chế cho vay khách hàng mới, mở rộng tín dụng. Dành thời gian chủ yếu để cơ cấu và tái cơ cấu lại. Tuy rằng chất lượng tín dụng tăng nhưng theo chiều hướng thu hẹp, lẽ ra trong khoảng thời gian này các Ngân hàng có thể tận dụng để phát triển về mọi mặt nhằm tăng quy mô, sức cạnh tranh thì họ hầu như chỉ củng cố và phát triển một cách chậm chạp. thị phần của các Ngân hàng đã không tăng đáng kể mà lại còn giảm xuống nhường chỗ cho các Ngân hàng liên doanh,các Ngân hàng mới thành lập. Như vậy khoảng thời gian “ưu đãi” đã gần hết trong khi sức cạnh tranh của các Ngân hàng vẫn nằm tại chỗ. Nói đúng hơn là. Mức tăng trưởng của các Ngân hàng so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,và trong bối cảnh hiện tại là thực sự chưa tương xứng. Đến nay khi đã sắp thoát khỏi khủng hoảng đổi đời thì các Ngân hàng thương mại Quốc doanh Việt Nam lại có xu hướng lâm vào một chu kỳ khủng hoảng mới. Theo vết xe đổ cũ.

    Vào các năm trước năm 1998 các Ngân hàng thương mại Quốc doanh đầu tư ồ ạt vào các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh trong khi các doanh nghiệp này chưa xác lập được vị thế, làm ăn không hiệu quả. Dẫn đến hàng loạt Ngân hàng lâm vào khủng hoảng. Thì nay sau thời gian cơ cấu lại các Ngân hàng không dám đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh mà chỉ cầm chừng theo dõi trong khi thành phần này ngày càng có vị thế đáng nể trong nền kinh tế. Trong khi đó thành phần kinh tế Quốc doanh thì ngày càng tỏ rõ sự kém hiệu quả. Như vậy các Ngân hàng có thể lập lại vết xe đổ cũ nhưng theo chiều hướng ngược lại. Ngân hàng Công thương Thanh Hoá cũng không phải là ngoại lệ.

    Thứ hai: Thực sự các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thường không thể thực hiện được trong thực tế. Do tầm vĩ mô của các đề tài nghiên cứu khó có thể áp dụng cho hầu hết các Ngân hàng trong cả nước vốn có các điều kiện rất khác nhau. Và do các nhà nghiên cứu chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề thực thi nó. Các kiến nghị đưa ra thường chung chung, trìu tượng, mang tính chiếu lệ. Khó thuyết phục các nhà quản trị Ngân hàng.

    Thứ ba: Ngân hàng Công thương Thanh Hoá hiện nay là một trong những doanh nghiệp làm ăn có lãi. Nhưng điều này chưa đủ để khẳng định Ngân hàng không thể gặp rủi ro trong tương lai do Ngân hàng có quan hệ với rất nhiều khách hàng lớn, nhưng không phải tất cả đều là khách hàng mạnh, mà hầu hết là cho vay các doanh nghiệp nhà nước,làm ăn bấp bênh, các doanh nghiệp có quan hệ lâu đời. Các chu kỳ cho vay,đảo nợ, dãn nợ, cho vay cứ diễn ra liên tiếp. Và cho vay theo chỉ định vẫn diễn ra thường xuyên. Vì thế chỉ cần một trong số các khách hàng bị phá sản thì Ngân hàng đó nhất định gặp rủi ro. Cho đến nay thì chưa có biện pháp nào là có thể loại trừ hoàn toàn được rủi ro cho Ngân hàng trong việc cho vay trung dài hạn, nó luôn rình rập các Ngân hàng mọi lúc mọi nơi, và vì thế việc lật lại cũng là góp phần làm cho Ngân hàng không mất cảnh giác. Tăng cường các giải pháp hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

    Thứ tư: Các Ngân hàng thương mại Quốc doanh Việt Nam hiện có thị phần chủ yếu trên thị trường thì nguồn tín dụng trung dài hạn chủ yếu của họ được rót cho các doanh nghiệp nhà nước nơi được đánh giá là không hiệu quả và xu hướng này vẫn còn chiều hướng phát triển. Điều này có thể thấy rằng trên thị trường tài chính Việt Nam nguồn vốn được phân bổ không hiệu quả tức là các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang đầu tư cho hiện tại chứ không phải cho tương lai vì tương lai của Ngân hàng là sự phát triển của khách hàng mà trong tương lai không phải là khối các doanh nghiệp Quốc doanh. điều này thì ai cũng có thể thấy. Vì thế các Ngân hàng cần phải điều tiết lại cách thức phân bổ vốn tín dụng sao cho đạt hiệu quả, vì tương lai của Ngân hàng.

    Thứ năm: sau quá trình thực tập tại Ngân hàng Công thương Thanh Hóa em nhận thấy rằng vấn đề chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng còn có nhiều điều chưa hợp lý, cần thiết phải có biện pháp giải quyết, điều chỉnh theo phương hướng thiết thực, hiệu quả.

    Và vì thế được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú cán bộ tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá và Thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Thanh Phương em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá”.



    KẾT LUẬN

    Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng công thương Thanh Hoá là một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết để nâng cao vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế, đồng thời góp phần làm lành mạnh và phát triển hệ thống tài chính. Tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế, cạnh tranh trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng tín dụng trung dài hạn đang có những xấu làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động Ngân hàng và của nền kinh tế. Vì vậy, ngoài vần đề phải tăng trưởng nhanh chóng để tăng sức cạnh tranh, tăng thị phần thì ngân hàng vẫn phải đảm bảo phải phát triển an toàn, lành mạnh. Điều này thực sự là một thách thức với ngân hàng. Yêu cầu hàng đầu là phải đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng và đồng vốn của Ngân hàng cho vay phải phát huy hiệu quả đối với các dự án đầu tư, tín dụng an toàn, để ngân hàng vừa xây dựng vừa củng cố, tăng sức cạnh tranh tạo được đà tăng trưởng trong tương lai cho ngân hàng. đồng thời vẫn đảm bảo mức lợi nhuận của Ngân hàng. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp giải quyết đơn giản, hiệu quả, kinh tế. Và hướng tới một chiến lược lâu dài chứ không thể hoạt động vì mục tiêu trước mắt mà không tính đến tương lai.

    Tín dụng ngân hàng luôn bao hàm trong nó rất nhiều rủi ro và hầu như không bao giờ triệt tiêu hết được, vì thế các nghiên cứu phát triển về vấn đề tín dụng trung dài hạn lúc nào cũng là cần thiết.
     
Đang tải...