Tài liệu Chuyên đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

    MÔN VĂN HỌC - PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

    Tào Văn Ân

    Một thời gian khá dài, trong chương trình môn văn phổ thông trung học, Thơ mới nói riêng và văn học lãng mạn nói chung chỉ được trình bày sơ lược ở phần khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với sự đổi mới trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, chương trình môn văn ở các lớp phổ thông trung học cũng đã có những điều chỉnh cho phù hợp với cách nhìn mới, với tình hình thực tế của văn học nước nhà. Từ 1989 đến nay, chương trình môn văn có những thay đổi đáng kể. Một số bài thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Văn lớp 11 (chương trình hợp nhất hai bộ sách miền Nam và miền Bắc năm 2000). Cụ thể có một tác giả và các bài thơ sau:

    1. Xuân Diệu: Tiểu sử và sự nghiệp thơ văn.

    2. Thơ duyên.

    3. Đây mùa thu tới

    4. Vội vàng.

    5. Nguyệt cầm (đọc thêm)

    6. Tràng giang của Huy Cận.

    7. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

    8. Tống biệt hành của Thâm Tâm

    9. Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (đọc thêm)

    10. Tương tư của Nguyễn Bính.

    Những bài Nguyệt Cầm, Tiếng sáo thiên thai, Tương tư không được phân tích và bình giảng trên lớp mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thêm. Như vậy, Thơ mới được giảng dạy trực tiếp trên lớp chỉ có 1 tác giả là Xuân Diệu và 7 bài thơ với sự phân bố thời gian là 8 tiết. Có thể nói các nhà biên soạn chương trình đã chọn và giới thiệu với học sinh lớp 11 một tác giả và những bài thơ tiêu biểu của Thơ mới nhằm giúp học sinh thấy được những cái hay, đặc biệt là những cái mới của phong trào thơ ca này. Sự phân bố số bài như trên là tương đối hợp lí so với những tác phẩm văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng cùng giai đọan (chủ yếu được dạy ở lớp 12). Để có thêm tư liệu cho việc giảng dạy, chúng tôi liệt kê những bài Thơ mới và những bài nghị luận văn chương có liên quan trong 2 bộ sách giáo khoa lớp 11 mới nhất được biên soạn theo chương trình thí điểm Trung học phổ thông (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 47/2002/QĐ-Bộ GD và ĐT ngày 19 tháng 11năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ) được xuất bản tháng 7 năm 2004. Giữa hai bộ sách mới có một số khác biệt nhỏ như sau:

    Chương trình của Bộ sách thứ nhất do Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên gồm các bài:

    1. Tác giả Xuân Diệu.

    2. Vội vàng của Xuân Diệu.

    3. Tràng giang của Huy Cận

    4. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

    5. Mưa xuân của Nguyễn Bính.

    6. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh.


    (Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô

    của Phạm Huy Thông; Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu)

    Chương trình của bộ sách thứ 2 do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên gồm các bài:

    1. Tác giả Xuân Diệu.

    2. Vội vàng của Xuân Diệu.

    3. Tràng giang của Huy Cận

    4. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

    5. Tương tư của Nguyễn Bính.

    6. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh


    (Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông, Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu)

    Như vậy, chương trình của 2 bộ sách vừa được xuất bản có một khác biệt nhỏ trong việc chọn lựa giữa 2 bài thơ của Nguyễn Bính (Bộ 1: Mưa xuân, Bộ 2: Tương tư). Ngoài ra không còn sự khác biệt nào ở cả 2 phần chính thức và đọc thêm bắt buộc.

    So với sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, chương trình chính thức phần Thơ mới trong 2 bộ sách giáo khoa thí điểm mới nhất giảm đi 1 bài nhưng nếu học sinh phải học thêm những bài “đọc thêm bắt buộc” thì tổng số vẫn là 10 bài. Giáo viên đương nhiên phải dạy kĩ các bài chính thức nhưng không thể không lưu ý học sinh phải đọc kĩ những bài “đọc thêm bắt buộc”. Để phân tích và giảng dạy những bài thơ mới trong chương trình lớp 11, có thể cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

    1. Vấn đề văn bản và cách hiểu một số từ của các bài Thơ mới trong chương trình môn văn PTTH.

    Trước hết cần phải xác định chính xác văn bản thơ mà trong khi trích đăng cũng như bình giảng không ít người đã sơ sót, mặc dù đã được nhiều lần đính chính.

    Có những khác biệt ở một số bài thơ giữa 4 bộ sách giáo khoa văn học lớp 11 được xuất bản từ năm 2000 trở về trước:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...