Tài liệu Chuyên đề - SKKN Xây dựng thói quen tự học và đọc sách cho học sinh

Thảo luận trong 'Lớp 8' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số nội dung cơ bản của chuyên đề:

    MỤC LỤC

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
    PHẦN 2. NỘI DUNG
    I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
    II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    1. VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2. VỀ NỘI DUNG.
    III. ỨNG DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC.
    1. DANH SÁCH MỘT SỐ NHÓM ĐỌC SÁCH.
    2. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ
    3. KỸ NĂNG SỐNG.
    IV. HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
    1. KẾT QUẢ HỌC TẬP
    2. NHỮNG CẢM NHẬN CỦA HỌC SINH
    V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA.
    VI. HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI TIẾP THEO
    VII. KIẾN NGHỊ
    PHẦN 3. KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    Trích một số nội dung hay của chuyên đề:
    I. Cơ sở lí luận
    1. Đọc sách có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ và lực học của học sinh.
    Nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về đọc sách của thanh thiếu niên, ông đã trình bày nhiều quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa việc đọc sách và lực học.
    Ông nói: “Kinh nghiệm 30 năm khiến tôi tin rằng, sự phát triển về trí tuệ của học sinh được quyết định bởi khả năng đọc sách tốt”. Từ góc độ tâm lí học ông phân tích rằng, “thiếu khả năng đọc sách sẽ gây trở ngại và ức chế sự hình thành của những liên kết rất nhỏ trong não khiến chúng không thể bảo đảm một cách thuận lợi mói liên hệ giữa các tế bào thần kinh. Người nào không giỏi đọc sách, người ấy sẽ không giỏi suy nghĩ”.
    Ông đã chỉ ra cái hại của việc ít đọc sách, “Tại sao có những học sinh thời thiếu nhi thông minh, lanh lợi, khả năng lý giải tốt tốt, chăm chỉ ham học hỏi, nhưng đến thời thiếu niên trí tuệ lại sa sút, thái độ đối với tri thức lạnh nhạt, đầu óc không linh hoạt? Đó là do chúng không biết đọc sách!”, trong khi “Một số học sinh dành thời gian không nhiều cho làm bài tập ở nhà, nhưng thành tích học tập của chúng lại không kém. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không hoàn toàn nằm ở chỗ những học sinh này có tài năng hơn người. Đó là do chúng có khả năng đọc khá tốt. Và khả năng đọc khá tốt đã thúc đẩy tài năng, trí tuệ phát triển”
    Nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky đã từng thử áp dụng nhiều phương pháp để thúc đẩy hoạt động lao động trí óc của học sinh, ông đã rút ra kết luận rằng: Phương pháp hiệu quả nhất chính là mở rộng phạm vi đọc của trẻ.
    Đọc sách có tác dụng thúc đẩy phẩm chất đạo đức tốt phát triển, nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky nói: “Tôi tin tưởng rằng, sự tự giáo dục của thiếu niên dược bắt đầu từ một cuốn sách hay”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...