Tài liệu chuyên đề Sắt và các hợp chất của sắt

Thảo luận trong 'Lớp 12' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Cho dãy sơ đồ biến hoá sau:

    t0

    A → B + C , B + HCl → E + D + F , D + KOH → G + H

    G + E + C → I , F + NaOH→ Z + I , I + HCl→ F + E

    F + Al→ L + M , M + HCl→ D + K , D + Al→ M + L

    Các chất A,B,C,D,E,F,G,H,I,K,L,M ,Z là:

    a. Fe2O3, Fe3O4, O2, FeCl3, H2O, FeCl2, Fe(OH)2, KCl, Fe(OH)3, H2, AlCl3, Fe, NaCl

    b. Fe2O3, Fe3O4, O2, FeCl2, H2O, FeCl3, Fe(OH)2, KCl, Fe(OH)3, H2, AlCl3, Fe, NaCl

    c. Fe2O3, Fe3O4, O2, FeCl2, H2O, FeCl3, Fe(OH)3, KCl, Fe(OH)2, H2, AlCl3, Fe, NaCl

    d. Fe3O4, Fe2O3, O2, FeCl2, H2O, FeCl3, Fe(OH)2, KCl, Fe(OH)3, H2, AlCl3, Fe, NaCl

    Chọn đáp án đúng và viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.

    Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng, sai:

    a. Quặng hematit đỏ chứa Fe3O4. b. Quặng pirit chứa FeS2

    c. Quặng manhetit chứa Fe3O4 d. Quặng hematite nâu chứa Fe2O3 khan

    e. Quặng xiderit chứa Fe2(CO3)3 f. Quặng giầu sắt nhất là quặng manhetit

    Câu 3: Cho một ít mạt sắt vào dung dịch H2SO4 loãng dư sau đó nhỏ thêm vào dung dịch trên một ít thuốc tím, hiện

    tượng quan sát được là:

    a. Dung dịch thuốc tím bị mất màu. b. Mạt sắt bị tan ra, dung dịch sủi bọt khí.

    c. Mạt sắt bị hoà tan đồng thời dung dịch sủi bọt khí. Khi thêm thuốc tím vào thì thuốc tím bị mất màu

    và dung dịch chuyển dần thành màu vàng nhạt.

    d. Không có hiện tượng gì.

    Câu 4: Một dung dịch có hoà tan 3,25 gam muối sắt clorua. Cho dung dịch trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch

    AgNO3 thì tạo ra 8,61 gam kết tủa trắng. Công thức của muối sắt là:

    a. FeCl3 b. FeCl2 C. FeClx/y d. không xác định được

    Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một kim loại trong bình đựng khí clo thu được 32,5 gam muối clorua còn bình khí clo đã

    giảm thể tích 6,72 lit (đktc). Kim loại đó là:

    a. Mg b. Fe c. Al d. Zn

    Câu 6: Hoà tan 3,04 gam một hợp kim đồng- sắt trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc)

    và dung dịch A.

    1) Thành phần phần trăm của các kim loại Cu, Fe trong hợp kim trên là:

    a. 63,16% và 36,84% b. 36,84% và 63,16% c. 61,36% và 38,64% d. 66,13% và 33,87%

    2) Cô cạn dung dịch A thu được hỗn hợp muối khan. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp muối khan đó thu được m

    gam hỗn hợp 2 oxit và V lít khí(đktc). Tính m và V?

    a. 4 gam và 3,36 lít b. 4 gam và 5,6 lit c. 8 gam và 3,36 lít d. 5,6 gam và 5,6 lít

    Câu 7: Cho 30,2 gam hỗn hợp A gồm Al,Fe,Cu vào dung dịch HNO3 đậm đặc và nguội thì thu được 13,44 lít khí màu

    nâu đỏ. Mặt khác khi cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HNO3 2M (vừa đủ) thì thu được dung dịch B và 11,2 lít

    khí NO duy nhất. Các khí đo ở đktc.

    1) Khối lượng của Al, Fe, Cu trong A là:

    a. 5,4 gam; 5,6 gam và 19,2 gam b. 2,7 gam ; 5,6 gam và 21,9 gam

    c. 5,4 gam ; 11,2 gam và 13,6 gam d. 8,1 gam ; 5,6 gam và 16,5 gam

    2) Thể tích của dung dịch HNO3 2M cần dùng là:

    a. 1lít b. 2 lít c. 1,5 lít d. 2,5 lit

    3) Thêm NaOH dư vào dung dịch B thu được kết tủa C. Nung kết tủa C đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu

    gam chất rắn?

    a. 64 gam b. 56 gam c. 32 gam d. đáp án khác

    Câu 8: Khử hoàn toàn 9,6 gam một hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu được m gam sắt và một

    lượng H2O vừa đủ hấp thụ hết 11,6 gam SO3.

    1) Thành phần phần trăm về khối lượng của từng oxit trong hỗn hợp A là:

    a. 35% và 65% b. 25% và 75% c. 30% và 70% d. 15% và 85%

    2) Thể tích H2 cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp trên là:

    a. 3,160 lít b. 3,36 lít c. 3,248 lít d. 3,72 lít

    3) Giá trị của m là:

    a. 7,28 gam b. 7,18 gam c. 7,08 gam d. 7,48 gam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...