Chuyên Đề Chuyên đề Rèn tư duy cho học sinh trong giờ văn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Môn văn học ở nhà trường phổ thông cơ sở là môn học vô cùng quan trọng nó đã bồi dưỡng giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu thưng con người, căm ghét áp bức bóc lột bất công. Và cũng qua môn văn giúp các em hình thành nhân cách phẩm chất của người lao động nuôi dưỡng các em vươn tới cuộc sống đẹp. Những tác phẩm văn học nào học sinh phổ thông cơ sở được học tập lại không nhiều. Cho nên rèn bộ óc suy nghĩ làm việc sáng tạo độc lập càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là vấn đề trọng tâm để nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp. Để làm việc tâm người thầy giáo phải suy nghĩ, tìm tòi áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng khối lớp,từng đối tượng,từng thể loại,từng tác phẩm văn học . Chính vì vậy nên nhóm văn Tiếng Việt trường THCS Giao Tân đã họp bàn thống nhất triển khai chuyên đề :Rèn tư duy cho học sinh trong giờ văn.
    Vậy muốn tìm phương pháp suy nghĩ,rèn tư duy cho học sinh trong giờ văn thì trước hết người thầy giáo phải chú ý dạy học sinh,phân tích tác phẩm văn học. Trong việc rèn tư duy thì việc rèn tư duy bình thường là quan trọng nhất bên cạnh đó việc rèn tư duy lô gích cũng không kém phần quan trọng. Rèn tư duy hình tượng là rèn sự suy nghĩ phán đoán nhận xét, đánh giá ngôn ngữ nghệ thuật để khám phá hình t ượng với từ đó vươn lên cảm thụ hình tượng và cuôí cùng chủ động tích cực tìm hiểu cuộc sống.
    Cụ thể khi dạy bài thơ “ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ ở lớp 8 phải dạy học sinh thấy được hình tượng chính, bảo đảm toàn bộ bài thơ là hình tượng con hổ. Thắm đượm trong từng câu từng chữ là nỗi nhớ rừng của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách mãnh liệt, có khi trở thành dữ dội nhiều khía cạnh của
    tình cảm nhớ bâng quơ . Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng chứ không phải là nỗi nhớ của một kẻ nhỏ bé tầm thường.
    Vì vậy khi giảng, phải làm sao hướng toàn bộ sự suy nghĩ của các em về hình tượng của con hổ để phân tích và phát hiện các tín hiệu nghệ thuật rồi từ phân tích tín hiệu nghệ thuật ấy rút ra giá trị nội dung. Ngay từ đầu bài thơ giáo viên phải giúp học sinh tưởng tượng con hổ bị nhốt trong cũi sắt. Nó đang nằm dài cho ngày tháng dần qua nhưng nó vẫn âm ỉ trong lòng một thái độ căm hờn ghê gớm từ đó hướng học sinh suy nghĩ tìm hiểu cách dùng từ đặt câu của tác giả ở câu thơ đầu: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt “ tác giả dùng động từ “gặm” ở đầu câu, từ “khối “ đi với từ chỉ thái độ “căm hờn”. Câu thơ có tới 7 từ thanh trắc và cũng là những từ có âm cuối “Gậm một khối” , “cũi sắt” Gợi sự dồn nén chịu tội cao độ, Hổ cảm thấy nhục nhã vì mình bị “sa cơ” nhục nhã. Nó trở thành lũ đồ chơi cho lũ người nhỏ bé nhưng lại “ ngạo mạn ngẩn ngơ ”. Hổ không chịu nổi cảnh “bầy gấu dở hơi ”và cặp báo “vô tư lự ”nên nó căm hờn, nó thấy nhục nó khinh ghét tất cả. Giờ đây nó chỉ còn làm chủ giấc mơ của mình trong giấc mơ ấy cuộc đồi tự do xưa kia của nó hiện ra với tất cả những gì đẹp đẽ, huy hoàng nhất. Tiếp đó giáo viên lại gợi ý cho học sinh suy nghĩ tiếp về hình tượng con hổ khi nó nhớ lại cuộc sống xưa kia ở chốn rừng hoang. Nó nhớ những gì ?Trước hết hổ nhớ cảnh núi rừng với gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, nhớ tiếng hét dữ dội thành hơi dài như bản trường ca hoà với gió ngàn với tiếng nước đổ, nhớ bước chân dõng dạc đường hoàng, nhớ ánh mắt quắc lên làm mọi vật phải im hơi. Nỗi nhớ đó của hổ được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh thật hùng tráng, mạnh mẽ, thể hiện cuộc sống đàng hoàng, đĩnh đạc của vị chúa tể sơn lâm. Sau đó hổ nhớ lại những kỉ niệm đẹp nhất của mình. Vào những đêm trăng sáng, những ngày mưa ngàn núi rừng rung chuyển, những buổi bình minh đẹp, những buổi chiều tà . Vậy muốn giúp học sinh nắm được nỗi nhớ đó giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ phát hiện tín hiệu nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn thơ : “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối . Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu ?”Đoạn thơ tác giả đã lặp lại 4lần câu hỏi tu từ “nào đâu ?”với cách dùng từ gợi tả màu sắc, âm thanh, hình ảnh ẩn dụ “những đêm vàng”những đêm trăng sáng mọi vật như được nhuốm vàng ,ánh trăng như vòng tròn nhảy trong không gian. Đó là thời vui tươi thơ mộng ,con hổ nằm nguyên. Nhưng cách miêu tả của tác giả không chỉ vẽ lên cảnh đẹp đáng nhớ nhất của vị chúa tể son lâm mà còn thể hiện nỗi suy tư trong tâm hồn con hổ. Nỗi nhớ diễn ra dồn dập ,khôn nguôi nên nó đã thốt lên lời than : “Than ôi !Thời oanh liệt nay còn đâu”chấm dứt sự hồi tưởng quá khứ đầy hào quang. Và nó trở về với hiện thực tẻ nhạt đơn điệu. Đoạn thơ cuối cùng học sinh lại suy nghĩ về hình tượng con hổ đang khinh bạc coi thường cuộc sống thực tại giả dối ,tầm thường đang diễn ra xung quanh nó :
    “Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
    Những cảnh sửa sang ,tầm thường giả dối
    Hoa chăm ,cỏ xén ,lối thẳng cây trồng”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...