Chuyên Đề Chuyên đề rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Như chúng ta đã biết,đích cuối cùng của môn văn học là học sinh tạo được một văn bản.Theo định nghĩa của ngữ pháp (SGK lớp 9) thì: “ Văn bản là một sản phẩm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có tính trọn vẹn về nội dung,hoàn chỉnh về hình thức. Muốn cho học sinh viết đựơc những đặc điểm trên phải rèn cho các em kĩ năng về viết từng đoạn của văn bản.
    Có nhiều học sinh đã học đến lớp 9 nhưng cũng còn rất bỡ ngỡ khi học đoạn văn. Các em còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “đoạn văn. “đoạn văn” được các em hiểu và dùng với ý nghĩa chỉ sự phân đoạn nội dung. Điều đó các em cứ tưởng chỉ có trong giờ văn học. “Ví dụ bài này chia làm mấy đoạn?. Nội dung đoạn đó tác giả nêu vấn đề gì?. Khi hỏi một số em: Khi làm bài tập làm văn, bài làm của em có bao nhiêu đoạn? “Em thử đếm một bài bất kì và trả lời có mấy đoan văn?” Thế nào các em cũng trả lời có 3 đoạn: mở bài,thân bài, kết luận.Như vậy các em đã nhầm lẫn đoạn văn với bố cục của bài văn.
    Khi được học lý thuyết về đoạn văn và qua bài tập ứng dụng, các em đều hiểu đoạn văn theo đúng kiểu hình thức, nghĩa là “Muốn có đoạn văn chỉ cần chấmxuống dòng, mỗi chỗ xuống dòng sẽ cho ta một đoạn văn. Như vậy,các em hiểu biết về đoạn văn còn quá mơ hồ.
    Qua sự hiểu biết của các em, có thể nói rằng, các em ít được rèn về đoạn văn. Có chăng chỉ được hỏi chia đoạn văn ở giờ văn học. Vì hiểu mơ hồ như vậy, khi làm văn cứ được mấy câu các em lại xuống dòng, bất chấp nội dung, nghĩa là rất tuỳ tiện khi viết văn. Việc hiểu khái niệm đoạn văn như trên rất khó xây dựng những đoạn văn phong phú cho một văn bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...