Tài liệu Chuyên đề quản trị nhà nước cấp địa phương [Tham khảo làm Luận văn]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi
    của Việt Nam từ một nhà nước phân theo thứ
    bậc với chế độ tập trung cao được thiết kế cho
    một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một
    hình thức tổ chức nhạy bén hơn phù hợp với nền
    kinh tế thị trường chính là quá trình phân cấp
    một phần trách nhiệm và thẩm quyền cho chính
    quyền địa phương các cấp. Có thể nói rằng các
    cấp chính quyền địa phương càng thấp thì càng
    “gần gũi với người dân” hơn, và có khả năng
    cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người dân địa
    phương tốt hơn. Đồng thời, một số chức năng
    của nhà nước thuộc về chính quyền trung ương,
    vì những lý do như để đảm bảo hiệu quả, công
    bằng, hoặc khả thi, được thực hiện với sự hợp tác
    của các cấp chính quyền địa phương khi được
    trao nhiều quyền hơn. Trong một số trường hợp,
    năng lực thực hiện một số chính sách nhất định
    một cách hiệu quả và minh bạch ở cấp chính
    quyền địa phương có thể thấp hơn. Phân cấp cho
    đúng, đi đôi với các can thiệp xây dựng năng lực
    thích hợp là khía cạnh then chốt của cải cách thể
    chế.
    Mức độ phân cấp, cả về ngân sách lẫn quản lý
    nhà nước từ trung ương xuống địa phương dù áp
    dụng bất kỳ thước đo khách quan nào cũng đều
    tương đối lớn. Cùng với việc chính quyền cấp
    tỉnh và địa phương được trao thêm thẩm quyền và
    trách nhiệm, nhiều biện pháp đã được tiến hành
    để tăng cường phương thức và mức độ giám sát,
    thông qua các cơ quan dân cử ở địa phương là
    Hội đồng Nhân dân, do đó nâng cao tính minh
    bạch và tăng cường sự tham gia. Tuy nhiên, hầu
    hết các cơ chế mới về trách nhiệm giải trình từ
    trên xuống chỉ diễn ra ở cấp xã, trong khi phần
    lớn thẩm quyền phân cấp được giao cho cấp tỉnh.
    Do vậy, có một vấn đề thách thức là trách nhiệm
    giải trình không ăn khớp với những sắp xếp tổ
    chức mới.
    Phân cấp trao quyền cho chính quyền địa phương là một phần quan trọng trong chương
    trình cải cách của Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua. Cả quyền lực và trách nhiệm
    giải trình đều được tăng lên, nhưng không phải lúc nào cũng tương đương nhau. Mặc
    dù nhiều quyền lực được phân cấp xuống tới các tỉnh, nhưng hầu hết các cơ chế trách
    nhiệm giải trình mới chỉ tập trung ở các xã, phường. Nghị định Dân chủ cơ sở là một
    mốc quan trọng trong tăng cường trách nhiệm giải trình ở cấp địa phương, nhưng việc
    thực hiện vẫn chưa đồng đều. Qui hoạch ở cấp địa phương đã có sự tham gia của người
    dân hơn trước đây, nhưng là chiếu lệ. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các tỉnh nhìn chung là
    tốt, nhưng việc tìm đến với các qui hoạch vùng tốt hơn cho thấy vẫn cần phải có vai trò
    được định hướng lại của chính quyền trung ương.
    Những tiến bộ của Việt Nam về quyền sở hữu đất mà chính quyền địa phương có quyền
    tự chủ tương đối lớn là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, các bất đồng liên quan đến đất đai
    chủ yếu là về đền bù tái định cư ngày càng gia tăng. Cải thiện cơ chế xác định giá “ thị
    trường” đối với đất bị thu hồi và tái định cư như đang được làm ở thành phố Hồ Chí
    Minh có thể giúp giảm bớt các vụ bất đồng về đền bù đất đai. Sẽ tốt hơn nếu ít lệ thuộc
    vào việc tái định cư chủ định của các dự án tư nhân.
    30
    các thể chế hiện đại
    Thách thức lớn thứ hai tất nhiên là vấn đề triển
    khai. Bổ sung cho những mô hình kiểm soát hành
    chính từ trên xuống bằng trách nhiệm giải trình
    của cấp trên với cấp dưới thông qua sự tham gia
    và minh bạch đòi hỏi phải có những thay đổi về
    văn hóa, và điều này không dễ sớm đạt được.
    Khung pháp lý vững chắc cho phân cấp quản trị
    nhà nước là Nghị định về Dân chủ cơ sở, văn
    kiện này đã công nhận tầm quan trọng của việc
    công khai thông tin và có sự tham gia tích cực
    của người dân vào quá trình ra quyết định. Tuy
    nhiên, mười năm sau khi Nghị định ra đời, kết
    quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn. Mặc dù các
    nguyên tắc tăng cường sự tham gia và tiếp cận
    thông tin đã được quy định rõ ràng, song cơ chế
    lập kế hoạch có sự tham gia và cung cấp thông
    tin lại không được rõ ràng như vậy.
    Thách thức thứ ba là các tỉnh mới được trao
    quyền ít có động cơ phối hợp hoạt động hơn so
    với trước đây, khi có sự chỉ đạo từ trung ương. Ở
    một chừng mực nào đó, cạnh tranh giữa các tỉnh
    là yếu tố tích cực, đặc biệt khi các tỉnh cạnh tranh
    để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh nhất.
    Song khi quyết định của tỉnh này ảnh hưởng đến
    tỉnh khác, cho dù là tích cực hay tiêu cực, thì
    việc thiếu phối hợp trong vùng có thể dẫn đến
    hoạt động kém hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...