Báo Cáo Chuyên đề quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Chi cục thi hành án dân sự Chi Lăng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    Bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và hoạt động được đều phải có các nguồn lực cơ bản như con người, cơ sở vật chất phuc vụ cho hoạt động của tổ chức đó, nguồn tài chính Để cho các nguồn lực này có thể phục vụ tốt và có hiêu quả cho hoạt động của tổ chức thì đòi hỏi tổ chức đó phải biết quản lý nguồn lực của mình đặc biệt là quản lý nguồn tài chính của tổ chức vì nguồn lực tài chính có vị trí quan trọng trong tổ chức . Tài chính là nguồn lực cơ bản và quan trọng đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức công cũng như các tổ chức tư, nó quyết định tới sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Trong các tổ chức tư nhân thì mục tiêu phát triển của các tổ chức này là lợi nhuận, tài chính trong các tổ chức này là thuộc sở hữu của một nhóm nhỏ các cá nhân trong xã hội vì vậy vấn đề quản lý tài chính của các tổ chức này được quản lý một cách chặt chẽ đảm bảo cho tài chính được sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch và tiết kiệm, hiệu quả nhất. Do đó hoạt động của các tỏ chức tư nhân bao giờ cũng hiệu quả hơn, chất lượng dịch vụ mà các tổ chức tư nhân cung cấp bao giờ cũng đảm bảo chất lương hơn so với các tổ chức công. Vì các tổ chức tư nhân thuộc sở hữu của một nhóm nhỏ các cá nhân trong xã hội và nó phục vụ lợi ích cho một nhóm nhỏ các cá nhân trong xã hội nên vấn đề quản lý của các tổ chức tư nhân dễ dàng hơn so với các tổ chức công. Các tổ chức công hay còn gọi là các cơ quan nhà nước là những tổ chức được thành lập vì mục tiêu phục vụ lợi ích cho toàn bộ lợi ích công cộng, hoạt động của các tổ chức này không vì mục tiêu lợi nhuận vì vậy nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức công này được đảm bảo từ ngân sách nhà nước do nhân dân đóng góp nên và các khoản thu do các tổ chức này cung cấp các dịch vụ hành chính công và cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Vì nhuồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức công là do sự đóng góp của các tổ nhân dân, đây là nhuồn lực công, thuộc sở hữu công cộng, phục vụ cho lợi ích công cộng nên việc đảm bảo các nguồn lực này được sử dụng một cách không lãng phí, không sử dụng sai mục đích là điều cần thiết. Vì vậy tất yếu phải có sự quản lý tài chính của các tổ chức công có sử dụng ngân sách nhà nước. Chủ thể quản lý nguồn tài chính công chính là những con người có trách nhệm trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới hoạt động quản lý tài chính của tổ chức và trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc thủ trưởng tổ chức công và ban lãnh đạo tổ chức công. Đối tượng quản lý tài chính chính là các tổ chức công được sử dụng quyền lực nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước.
    Đó chính là các mối quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong các tổ chức công, là việc quản lý thực hiện thu ngân sách và thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước. Quản lý thu chi ngân sách trong các tổ chức công chính là việc các tổ chức này dảm bảo nguồn thu cho ngân sách và các khoản chi của tổ chức được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức mà các cơ quan nhà nước cấp trên đã định ra. Để đạt được các mục tiêu đã đưa ra trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước thì các tổ chức này có thể sử dụng các biện pháp quản lý như : phương pháp hành chính, phương pháp tổ chức, phương pháp sử dụng các đòn bẩy kinh tế và các công cụ như pháp luật, đòn bẩy kinh tế, hành chính Nhìn chung thì quản lý tài chính công có những đặc điểm liên quân tới chủ thể quản lý tài chính, nguồn lực tài chính và việc sử dụng nguồn lực tài chính, trong bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan , tổ chức và mỗi một tổ chức có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau do nhà nước quy định. Mỗi một tổ chức có một môi trường, hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm, nục đích hoạt động khác nhau vì vậy nhu cầu sử dụng ngân sách của các tổ chức này cũng là kyhacs nhau. Chi cục thi hành án dân sự Chi Lăng là một tổ chức công nằm trong bộ máy nhà nước của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng thi hành các bản án đã có hiệu lực do tòa án nhân dân huyện Chi Laeng xét xử. vì là một cơ quan thuộc bọ máy nhà nước nên nguồn kinh phí được đảm bảo từ ngân sách nhà nước cấp. Do là một cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính công cho các cá nhân trong xã hội nên đơn vị cũng có các khoản thu phí thi hành án ngoài thu từ ngân sách nhà nước. nguồn tài chính của đơn vị được thực hiện theo cơ chế tụ chủ nên quản lý tài chính hiệu quả thì sẽ đảm bảo cho đơn vị thực hiện tốt những chức năng và nhiệm vụ của mình đã dược giao và đảm bảo ngân sách nhà nước được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và hiệu quả nhất.


    MỤC LỤC
    Phần mở đầu. 1
    Phần nội dung. 4
    Chương I Tổng quan về Chi cục thi hành án dân sự Chi Lăng- Lạng Sơn. 4
    1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thi hành án Chi Lăng – Lạng Sơn 4
    1.1.1 Một vài thông tin chung về Chi cục thi hành án dân sự Chi Lăng-Lạng Sơn. 4
    1.1.2 Quá trình xây dựng và hoạt động của Chi cục thi hành án dân sự Chi Lăng- Lạng Sơn 4
    2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thi hành án Chi Lăng – Lạng Sơn 5
    1.3 Bộ máy quản lý tài chính của đơn vị. 10
    Chương II Thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách tại Chi cục thi hành án dân sự Chi Lăng – Lạng Sơn. 13
    2.1 Thực trạng công tác quan lý thu ngân sách nhà nước tại Chi cục thi hành án dân sự Chi Lăng - Lạng Sơn. 13
    2.1.1 Nguồn thu. 13
    2.1.2 Nội dung quản lý thu ngân sách tại thi hành án dân sự Chi lăng. 16
    2.2 Thực trạng quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước tại Chi cục thi hành án dân sự Chi Lăng 21
    2.2.1 Nội dung các khoản chi 21
    2.2.2 Chi không thường xuyên. 31
    2.2.3 Nội dung quản lý chi ngân sách tại Chi cục thi hành án Chi lăng. 32
    2.3 Một số những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của việc quản lý hoạt động thu chi ngân sách tại Chi cục thi hành án Chi Lăng. 39
    2.3.1 Những kết quả đạt được. 39
    2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý thu, chi ngân sách. 41
    Chương III Phương hướng phát triển và giải pháp. 43
    3.1. Phương hướng. 43
    3.1.1 Phương hướng đối với quản lý thu ngân sách tại Thi hành án Chi Lăng. 43
    3.1.2 Phương hướng đối với quản lý chi ngân sách tại Thi hành án Chi Lăng. 43
    3.2. Giải pháp. 44
    3.2.1 Giải pháp quản lý thu hiệu quả. 44
    3.2.2 Giải pháp quản lý chi ngân sách hiệu quả. 45
    Kết luận. 47
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...