Tài liệu Chuyền đề ôn thi Ngữ văn tốt nghiệp - Thơ kháng chiến

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề 3: THƠ KHÁNG CHIẾN (1945-1954)


    Vấn đề 1: TÂY TIẾN
    “Tây Tiến người đi không hẹn ước
    Đường lên thăm thẳm một chia phôi”
    Quang Dũng
    I. TƯ LIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
    “Quang Dũng viết khá sớm (trước Tây Tiến - 1948, anh đã làm thơ, mặc dù phải từ Tây Tiến,
    anh mới khẳng định được một phong cách thơ riêng) và sáng tác nhiều thể loại. Tác giả của bài hát Ba Vì
    mờ cao mà mỗi nốt nhạc, lời thơ từng lắng sâu vào đáy hồn những người thanh niên xa nhà đi kháng
    Pháp, cũng là tác giả của nhiều bài thơ tình nằm trong ký ức sâu thẳm và thành hành trang tinh thần của
    nhiều thế hệ, nhiều thời (Mắt người Sơn Tây, Tây Tiến, Những làng đã qua, Đường trăng ) mà phần
    nhiều được truyền bằng những bản chép tay chứ không cần đến bản in giấy trắng, mực đen. Quang Dũng
    là tác giả của những tập truyện ký, với phong thái riêng khó lẫn, lại cũng là tác giả của những bức tranh,
    đa phần là tranh lụa, vẽ phong cảnh. Viết sớm và nhiều như vậy, nhưng vốn là người thích “giang hồ”,
    lại vốn không chuyên tâm đến việc xuất bản, in ấn và lưu giữ, vì thế sáng tác của Quang Dũng bị thất lạc
    nhiều. Và, cho đến hết đời, Quang Dũng vẫn chỉ là chủ nhân của một gia tài không mấy lớn lao so với
    những bạn viết cùng lứa, cùng thời: hai tập thơ và ba tập văn xuôi (kể cả những tập in chung với bạn thơ,
    bạn văn).
    Quang Dũng sống đôn hậu và trong con người đôn hậu ấy ẩn chứa một tâm hồn nghệ sĩ hùng hậu, đầy vẻ dân dã. Dù sớm phải xa quê, giã nhà đi kháng chiến, nhưng trên suốt nẻo đường chinh chiến, đi đâu, đến đâu và làm gì, con người bình dị ấy vẫn luôn hướng về quê hương. Quang Dũng có khả năng hòa hợp tuyệt diệu và rung động tinh nhạy với những chòm xóm, cảnh quê, với tình cảm đồng quê chân mộc, lam lũ nhưng cũng rất thơ mộng. Chính cảm xúc hồn hậu ấy, cái hồn quê ấy là cái hồn của những bức tranh quê được phát vẽ tài tình trong thơ anh bằng ngòi bút của một nghệ sĩ có năng khiếu thẩm mĩ tổng hợp - “Cầm, kì, thi, hoạ”. Cảnh hiện lên trong thơ anh không bàng bạc mà có thần thái, sinh động trong sự hòa hợp nhuần nhuyễn của âm thanh với sắc màu, của tình với cảnh. Có một sức gì níu giữ, gợi cảm ở những cảnh quê chân mộc thế này:
    Bến cuối thôn xuân hoa gạo rơi
    Sông xanh hiền triết lặng trôi xuôi
    Đò ngang một chuyến qua mưa bụi
    Ấm áp trong mưa tiếng nói cười
    Hoặc: Là những đường quân qua bến làng


    Hoa nhài thơm ngõ đượm quân trang
    Lớp này lớp khác người sang hết
    Thuyền lại nằm phơi dưới nguyệt vàng
    Hoặc nữa: Nắng nửa sông xa mờ khí núi
    Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...