Tài liệu Chuyên đề Ngân hàng - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Vietcombank 2009 - 2011

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang


    Chương 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1 Sự cần thiết của chuyên đề . 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu . 2
    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
    1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu . 2
    Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh . 3
    2.1.1. Khái niệm 3
    2.1.2. Ý nghĩa 3
    2.2 Các định nghĩa cơ bản về hoạt động của ngân hàng . 3
    2.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng . 3
    2.2.2 Tài sản của ngân hàng 4
    2.2.3 Thu nhập của ngân hàng 5
    2.2.4. Chi phí của ngân hàng . 6
    2.2.5. Lợi nhuận của ngân hàng 6
    2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của ngân hàng . 7
    2.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng . 8
    Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK 9
    3.1 Khái quát về ngân hàng Vietcombank 9
    3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn – tài sản của ngân hàng 10
    3.2.1. Nguồn vốn của ngân hàng qua các năm 2009 – 2011 10
    3.2.2. Tài sản của ngân hàng qua các năm 2009 – 2011 . 11
    3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2009 đến 2011 11
    3.3.1. Thu nhập qua các năm 2009 – 2011 . 11
    3.3.2. Chi phí qua các năm 2009 – 2011 . 13
    3.3.3. Lợi nhuận qua các năm 2009 – 2011 14
    3.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh . 15
    3.4.1. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 16
    3.4.2. Tỉ suất sinh lời trên tổng thu nhập (ROS) 16
    3.4.3. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) . 16
    3.4.4. Tổng thu nhập trên tổng chi phí 17
    3.4.5. Hệ số sử dụng tài sản . 17
    3.4.6. Tổng chi phí trên tổng tài sản 17
    3.4.7. Mức lợi nhuận biên tế . 17
    3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 18 3.5.1. Tỉ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động . 18
    3.5.2. Tổng dư nợ trên tổng tài sản . 18
    3.5.3. Nợ xấu trên tổng dư nợ . 18
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK 19
    4.1. Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng . 19
    4.1.1. Những mặt thuận lợi 19
    4.1.2. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại . 19
    4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 20
    4.2.1. Giải pháp chung . 20
    4.2.2. Giải pháp chi tiết . 20
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
    5.1. Kết luận 23
    5.2. Kiến nghị 24

    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU

    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế để từng bước phát triển và hòa nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. [SUB]­­­­[/SUB]Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua. Tuy nhiên, với những tiềm năng sẵn có và đang được khai thái một cách kịp thời và hiệu quả, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ: nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, thị trường tiêu thụ nội địa phát triển nhanh, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ công nghệ hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.
    Ngân hàng thương mại có vai trò trung gian tài chính, tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phố lại cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu cần vốn khác theo nguyên tắc tín dụng. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
    Do đó, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc làm tất yếu đối với từng ngân hàng thương mại. Về mặt vĩ mô, phân tích hoạt động của các ngân hàng thương mại giúp cho Nhà nước đưa ra được những chính sách tiền tệ phù hợp, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, phân tích hoạt động kinh doanh còn giúp cho công tác quản trị Ngân hàng. Các nhà lãnh đạo muốn quản lý tốt ngân hàng, cần phải hiểu rõ về hoạt động của ngân hàng, phát hiện kịp thời những mặt mạnh, mặt yếu, để có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho đơn vị mình.
    Nhận rõ tầm quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh đối với ngân hàng thương mại, em đã chọn đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giai đoạn 2009 – 2011” làm đề tài cho chuyên đề ngân hàng của mình.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh để đạt kết quả tốt nhất.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của Vietcombank trong 3 năm 2009, 2010, 2011
    - Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận và rủi ro trong 3 năm 2009, 2010, 2011.
    - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các chỉ tiêu tài chính.
    - Đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
    1.3. PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
    - Không gian nghiên cứu: Việt Nam.
    - Thời gian nghiên cứu: các số liệu dùng để phân tích là từ 2009 đến 2011.
    - Đối tượng nghiên cứu: Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng.
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Số liệu thứ cấp thu thập được từ: Internet, báo, tạp chí, giáo trình, sách và các luận văn, chuyên đề khác.
    1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
    - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh các số liệu thứ cấp đã thu thập được để phân tích, nhận xét.
    Sử dụng các phương pháp suy luận và tự luận để đưa ra các giải pháp giúp mở rộng hoạt động TTKDTM qua Ngân hàng.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Thái Văn Đại, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Cần thơ, 2010.
    2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Đại Học Cần Thơ, 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...