Chuyên Đề Chuyên đề một vài vấn đề về việc tổ chức dạy học theo nhóm ở lớp 3

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/Khái niệm:
    Tồn tại hai cách tiếp cận cơ bản trong giảng dạy: tiếp cận lấy giáo viên (GV) làm trung tâm và tiếp cận lấy hoc sinh (HS) làm trung tâm. Đối với việc giảng dạy lấy GV làm trung tâm hay còn gọi là giảng dạy trực tiếp, giảng dạy mang tính suy diễn thì GV có nhiều thời gian để kiểm soát HS sẽ học cái gì và chúng ta sẽ truyền đạt kiến thức như thế nào cho các em. Tiếp cận lấy người học làm trung tâm nhấn mạnh đến người học.Chúng thường được gọi là học tập khám phá, học tập quy nạp hay học tập mang tính điều tra. Hai cách tiếp cận khác nhau cơ bản ở việc GV làm cái gì, việc giảng dạy được tiến hành như thế nào, HS được thu hút tích cực đến đâu vào quá trình học tập và học sinh có trách nhiệm bao nhiêu về việc học của chính mình.
    Cái lợi lớn nhất của phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm là việc thu hút chúng tham gia tích cực vào quá trình học. Có rất nhiều phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm như: thảo luận, làm việc nhóm và học tập hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề, các hoạt động thể hiện như trò chơi đóng vai, kịch câm, múa rối, kịch ngắn vui, trò chơi kích thích, thảo luận nhóm và tranh luận Mỗi phương pháp có thể sử dụng độc lập, nhưng cũng có thể sử dụng phối kết hợp . Trong bài viết này c tôi chỉ đi sâu vào phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ từ 2 đến 4 em . Một trong những phương pháp dạy học tích cực được dùng khá phổ biến trong giảng dạy theo mô hình trường học mới của ta hiện nay.
    Hiện nay việc tổ chức dạy học ở nhà trường được tiến hành dạy học theo mô hình “ Trường học mới”hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng cao nhất mục tiêu giáo dục.
    Dạy học theo nhóm là dạng trung gian giữa dạy học toàn lớp và dạy học cá nhân
    Dạy học theo nhóm có các đặc trưng sau đây:
    - Diễn ra khi học sinh làm việc độc lập , không có sự hướng dẫn thường xuyên của giáo viên .
    - Học sinh cùng làm việc, quan hệ với các học sinh trong nhóm để cùng giải quyết một nhiệm vụ học tập, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết
    Ví dụ: Bài : Cậu be thông minh
    Sau khi các em đã đọc câu chuyện ở nhóm đôi đồng thời trả lời 2 câu hỏi:
    1/ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
    2/ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
    Phần này chác chắn các em tự trả lời được mà không cần sự trợ giúp của nhóm trưởng hoặc cô giáo nhưng sang đến câu:
    Chọn ra 2 việc làm của cậu bé để chỉ ra được sự vô lí trong lệnh của nhà vua.
    a/ Xin cha đưa mình lên kinh đô gặp đức vua .
    b/ So sánh việc bố đẻ em bé với lệnh bắt dân nộp gà trống đe trứng .
    c/ Kêu khóc om sòm để được vào gặp vua.
    d/ So sánh việc rèn dao từ một chiếc kim với lệnh bắt làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ.
    Phần này theo thực tế giảng dạy thì có nhiều học sinh nhờ cô giáo trợ giúp.Đối với các trường hợp như thế này GV không nên giảng giải trực tiếp cho em ấy ngay mà nên để những em giỏi trong nhóm hổ trợ cho bạn .Nếu giáo viên thấy chưa đúng thì mới gợi ý,đẫn dắt vấn đề để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và trả lời đúng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...