Tiểu Luận Chuyên đề Mô hình hành chính Hoa Kỳ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOA KỲ
    Vị trí địa lý: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô.
    Tổng diện tích: 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2
    Tài nguyên: than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ.
    Dân số: 310.233.000 người (năm 2010), trong đó 21% ở độ tuổi 0 - 14, 66,4% ở độ tuổi 15 - 64 và 12,6% ở độ tuổi trên 65.
    Sắc tộc: người da trắng 77,1%, người da đen 12,9%, người Châu Á 4,2%, còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư.
    Lịch sử: Mỹ tách ra khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Anh và Mỹ ký Hiệp ước Paris năm 1783. Khi mới thành lập, Mỹ chỉ có 13 bang. Hiện nay, có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico. Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay.
    2. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC HOA KỲ
    Hoa Kỳ là một nước liên bang được cấu thành bởi các tiểu bang khác nhau, tổ chức nhà nước theo mô hình cộng hòa tổng thống. Quyền lực nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Theo đó, bộ máy Nhà nước được chia thành ba nhánh thực thi quyền lực: Quốc hội thực hiện quyền Lập pháp, Tổng thống thực hiện quyền Hành pháp và Tòa án thực hiện quyền Tư pháp. Ba nhánh này độc lập và tách biệt với nhau. Quyền lực của từng nhánh được cân đối hài hoà với quyền lực của hai nhánh còn lại. Mỗi nhánh quyền lực đóng vai trò kiềm chế khả năng lạm quyền của hai nhánh kia.
    Quốc hội Hoa Kỳ là nhánh lập pháp của Chính quyền Liên bang. Theo chế độ lưỡng viện, Quốc hội gồm có Viện Dân biểu (Hạ viện) và Thượng viện. Viện Dân biểu có 435 thành viên, đại diện cho các hạt bầu cử với nhiệm kỳ hai năm, phân bổ theo tỷ lệ dân số; ngược lại, mỗi tiểu bang có hai đại biểu tại Thượng viện mà không tính đến dân số. Có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ (đại diện cho 50 tiểu bang), phục vụ trong nhiệm kỳ sáu năm (một phần ba Thượng viện được bầu lại mỗi hai năm). Mỗi viện đều có quyền lực riêng biệt - Thượng viện có nhiệm vụ “cố vấn và phê chuẩn” các bổ nhiệm của tổng thống, trong khi Hạ viện có trách nhiệm đệ trình các dự luật nâng cao thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận của cả hai viện để có thể thông qua các dự luật. Quyền lực của quốc hội được qui định trong những điều khoản của Hiến pháp, chủ yếu bao gồm: quyền lập pháp (là quyền định ra các loại luật pháp và sửa đổi hiến pháp), quyền xem xét bàn bạc (là quyền xét, bàn, quyền cho phép, sửa đổi hoặc từ chối các chính sách, dự án do tổng thống, các quan chức chính phủ, các cơ quan chính quyền đề ra), quyền giám sát (là quyền giám sát hành vi và tình hình thi hành các văn bản lập pháp của tổng thống, chính phủ).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...