Tài liệu chuyên đề LUYỆN THI HÓA VÔ CƠ

Thảo luận trong 'Lớp 12' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUYỆN THI VÔ CƠ 01

    Câu 1: Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn, đó là Fe

    và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy

    nhất (đktc) . Trị số của x là:

    A. 0,15 B. 0,21 C. 0,24 D. Không thể xác định được vì không đủ dữ kiện

    Câu 2: Cho rất chậm từng giọt dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. Ta nhận thấy:

    A. Có hiện tượng sủi bọt khí CO2 ngay, cho đến khi hết Na2CO3. Vì HCl là một axit mạnh nó đẩy được CO2

    ra khỏi muối cacbonat là muối của axit rất yếu H2CO3.

    B. Không có xuất hiện bọt khí vì cho từ từ dung dịch HCl nên chỉ tạo muối axit NaHCO3.

    C. Lúc đầu chưa thấy xuất hiện bọt khí, sau một lúc, khi đã dùng nhiều HCl, mới thấy bọt khí thoát ra.

    D. Tất cả đều không đúng vì còn phụ thuộc vào yếu tố có đun nóng dung dịch thí nghiệm hay không, vì nếu

    không đun nóng dung dịch thì sẽ không thấy xuất hiện bọt khí.

    Câu 3: Hòa tan hoàn toàn a gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc nóng vừa đủ, có chứa 0,075 mol H2SO4,

    thu được b gam một muối và có 168 ml khí SO2 (đktC. duy nhất thoát ra. Trị số của b là:

    A. 9,0 gam B. 8,0 gam C. 6,0 gam D. 12 gam

    Câu 4: Trị số của a gam FexOy ở câu (3) trên là:

    A. 1,08 gam B. 2,4 gam C. 4,64 gam D. 3,48 gam

    Câu 5: Công thức của FexOy ở câu (3) là:

    A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Thiếu dữ kiện nên không xác định được

    Câu 6: Cho rất từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. Chọn phát biểu đúng nhất:

    A. Thấy có bọt khí thoát ra.

    B. Không có bọt khí thoát ra lúc đầu, vì lúc đầu có tạo muối axit NaHCO3, một lúc sau mới có bọt khí CO2

    thoát ra do HCl phản ứng tiếp với NaHCO3.

    C. Do cho rất từ nên CO2 tạo ra đủ thời gian phản ứng tiếp với Na2CO3 trong H2O để tạo muối axit, nên lúc

    đầu chưa tạo khí thoát ra.

    D. B và C.

    Câu 7: Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3.

    A. Lúc đầu thấy dung dịch đục, sau khi cho tiếp dung dịch NH3 lượng dư vào thì thấy dung dịch trong, do

    Al(OH)3 lưỡng tính, bị hòa tan trong dung dịch NH3 dư.

    B. Lúc đầu thấy dung dịch đục là do có tạo Al(OH)3 không tan, sau khi cho dung dịch NH3 có dư, thì thấy

    dung dịch trong suốt, là do có sự tạo phức chất tan được trong dung dịch.

    C. NH3 là một bazơ rất yếu, nó không tác dụng được với dung dịch Al2(SO4)3.

    D. Tất cả đều sai.

    Câu 8: Nhỏ từ từ dung dịch Xút vào dung dịch Zn(NO3)2, ta nhận thấy:

    A. Thấy xuất hiện kết tủa rồi tan ngay.

    B. Lúc đầu dung dịch đục, khi cho dung dịch Xút dư vào thì thấy dung dịch trở lại trong suốt.

    C. Lúc đầu dung dịch đục là do có tạo Zn(OH)2 không tan, sau đó với kiềm dư, nó tạo phức chất Zn(NH3)4]2+

    tan, nên dung dịch trở lại trong. D. A. và C.

    Câu 9: 2,7 gam một miếng nhôm để ngoài không khí một thời gian, thấy khối lượng tăng thêm 1,44 gam. Phần

    trăm miếng nhôm đã bị oxi hóa bởi oxi của không khí là:

    A. 60% B. 40% C. 50% D. 80%

    Câu 10: Cho khí CO2 vào một bình kín chứa Al(OH)3.

    A. Có phản ứng xảy ra và tạo muối Al2(CO3)3.

    B. Có tạo Al2(CO3)3 lúc đầu, sau đó với CO2 có dư sẽ thu được Al(HCO3)3.

    C. Không có phản ứng xảy ra.

    D. Lúc đầu tạo Al2(CO3)3, nhưng không bền, nó tự phân hủy tạo Al(OH)3 và CO2.

    Câu 11: X là một kim loại. Hòa tan hết 3,24 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 4,032 lít H2

    (đktc) và dung dịch D. X là:

    A. Zn B. Al C. Cr D. K

    Câu 12: Nếu thêm 100ml dung dịch HCl 2,1M vào dung dịch D ở câu (11), thu được m gam chất không tan. Trị

    số của m là:

    A. 9,36 gam B. 6,24 gam C. 7,02 gam D. 7,8 gam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...