Chuyên Đề Chuyên đề Lạm phát

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề Lạm phát


    LỜI NÓI ĐẦU

    Lạm phát thường xuyên và dai dẳng là một hiện tượng mới bẩm sinh ở các nước tư bản, nó được coi như một con quỷ ghê gớm nhất trên trái đất, ít nhất là xét về triển vọng chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó. Kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại nếu tốc độ tăng lạm phát cao nó sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng: Như biến dạng cơ cấu sản xuất về việc làm về địa vị . Và lạm phát thường xẩy ra sau các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và xã hội.
    Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ở nhiều lĩnh vực của đời sống đang được diển ra trên phạm vi toàn thế giới thì vấn đề lạm phát nó không còn giới hạn trong các nước tư bản mà nó đã đến với các nước đang phát triển cũng như các nước ở thế giới thứ ba. Riêng các nước xã hội chủ nghĩa mà cụ thể là Việt Nam, cuối những năm 80 đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế khá nghiêm trọng, sản xuất sút kém giá cả tăng với tốc độ phi mã. Cao điểm nhất là thời kỳ 1986 - 1988, nền kinh tế nước ta vẫn hoạt động theo cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hàng hoá sản xuất có hạn mà nhu cầu thì lại rất cao nhưng đòi hỏi phải mở rộng quy mô phát hành tiền, tổng cầu luôn vượt tổng cung, nền kinh tế luôn ở trạng thái mất cân đối, lạm phát tăng ở mức ba con số.
    Thời kỳ 1989 - 1991 nền kinh tế chuyển hướng mạnh theo cơ chế thị trường, Nhà nước đã ban hành các chính sách quản lý mới nền kinh tế như: Tự do giá cả, thả nổi tỷ giá, chính sách lãi suất cao, cắt giảm nhiều khoản chi tiêu ngân sách nhờ đó mà nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát phi mã bị chặn lại. Thời kỳ 1992 - 1995 nền kinh tế về cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đi dần vào thế ổn định, nguyên nhân chủ yếu gây nên lạm phát cao ở nước ta vẫn là sự bành trướng cung ứng tiền tệ qua lớn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của xã hội nếu không tính đến những nguyên nhân có tính khách quan như: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn yếu kém, lạc hậu, mất cân đối cơ cấu, phụ thuộc nhiều các yếu tố bên ngoài đặc biệt là nguồn viện trợ của Liên Xô.
    Từ năm 1996 nền kinh tế nước ta chuyển sang một thời kỳ mới- công nghiệp hoá với tốc độ tăng trưởng cao. Vì vậy, kiềm chế được lạm phát ổn định nền kính tế để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vẫn là mục tiêu đặc biệt quan trọng và công cụ chủ yếu vẫn là thực thi một số chính sách tiền tệ hợp lý như: tăng mức cung tiền tệ hàng năm với mức thích hợp, xây dựng và sử dụng có hiệu quả hơn các chính sách tiền tệ, kiên quyết không bù thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành tiền.
    Từ năm 1996 đến nay, do nền kinh tế nước ta vẫn còn thấp kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, đang trong trạng thái chuyển dịch, đầu tư tăng nhanh. Vì vậy có thể ổn định kinh tế ở một mức nhất định, lạm phát có thể giảm xuống ở mức có thể chấp nhận được. Và thực tề là xu hướng giảm phát đã xảy ra gây tình trạng thiểu phát, đây cũng là biển hiện của nền kinh tế trì trệ khủng hoảng. Vậy muốn ổn dịnh đất nước cả về kinh tế xã hội để đẩn bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mối người dân thì vấn đề tăng trưởng kinh tế và chống lạm phát phải được thực hiện một cách thống nhất làm thế nào đạt được hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi chungs ta phải nghiên cứu một cách khoa học, vấn đề này để hiểu được thế nào là lạm phát chống lạm phát làm như thế nào? Cần có những giải pháp gì để khắc phục cả về mặt ngắn hạn và dài hạn duy trì mức lạm phát ở mức nào cho hợp lý? thiểu phát có gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay không?
     
Đang tải...