Chuyên Đề chuyên đề kinh tế thực trạng lạm phát ở việt nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Nói đến lạm phát thì chắc hẳn trong chúng ta không phải ai cũng biết khái niệm lạm phát là gì, về mặt lý thuyết lạm phát là sự tăng lên một cách nhanh chóng của mức giá chung trong một thời gian nhất định. Còn về mặt thực tế chắc chắn rằng mỗi người chúng ta ai cũng hiểu và biết về lạm phát, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những người nông dân chân lấm tay bùn vì họ đều là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình lạm phát cao như hiện nay. Nó được biểu hiện cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của chính chúng ta, sự tăng lên hàng loạt của giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm, nguyên - nhiên vật liệu đã khiến cho cuộc sống của đại đa số bộ phận người dân gặp không ít khó khăn, kiềm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
    Thực tế cho thấy, trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì lạm phát đã và đang trở thành vấn đề mang tính thời sự cấp bách đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 là 6,78% nếu đem so với tỷ lệ lạm phát trong năm là 11,75% thì ta thấy có sự chênh lệch quá lớn làm dấy lên nhận định Việt Nam “tăng trưởng kinh tế âm”. Trước tình hình đó, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ một nền kinh tế quá nóng và lạm phát hai con số sẽ đe dọa kinh tế Việt Nam.
    Đánh giá năm 2010, các thành viên Hội đồng Quốc hội đều thống nhất nhận định Việt Nam đã thành công trong việc đạt được một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà Quốc hội đề ra, nhưng mục tiêu kiềm chế lạm phát chưa thực hiện được, cán cân thanh toán vẫn thâm hụt. Việt Nam cần chấp nhận đánh đổi giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Đây là một quyết định khó khăn nhưng lạm phát hiện tại đã đạt mức tiêu cực. Ổn định và giữ cho tốc độ lạm phát ở mức vừa phải là một trong những trụ cột của việc quản lí và điều hành kinh tế vĩ mô. Do đó, đòi hỏi chính phủ phải có biện pháp tích cực để bình ổn lạm phát hiện nay ở Việt Nam.
    Để hiểu rõ hơn về thực trạng của lạm phát cũng như giải pháp mà chính phủ đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong thời gian qua, em quyết định chọn “ Thực trạng lạm phát ở Việt Nam đầu năm 2009 đến quý II đầu năm 2011” làm đề tài nghiên cứu kinh tế. Trong quá trình làm bài em không tránh khỏi những sai sót mong nhận được sự góp ý và đánh giá của cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
    2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Mục tiêu chung: phân tích thực trạng lạm phát ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.
    - Mục tiêu cụ thể:
    * Mục tiêu thứ nhất: phân tích thực trạng và tác động lạm phát ở Việt Nam.
    * Mục tiêu thứ hai: phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam.
    * Mục tiêu thứ ba: Đề xuất các giải pháp kiềm chế lạm phát Việt Nam.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam.
    - Giới hạn địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam, từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2011
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...