Luận Văn Chuyên đề kế toán vốn bằng tiền

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề kế toán vốn bằng tiền


    Chương 1: Tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của Công ty Tư Vấn Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn
    Chương 2: Chuyên đề kế toán vốn bằng tiền.
    Chương 3: Một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán Vốn bằng tiền ở Công ty Tư Vấn Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn.

    - Chứng từ gốc: Là những chưng tư như giấy xin thanh toán, giấy tạm ứng, bảng thanh toán lương, tất cả những chứng từ trên phải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng, giám đốc, moí được thực hiện hạch toán.
    - Các bảng kê chứng từ ghi sổ
    - Các sổ kế toán chi tiết như sổ quỹ tiền mặt, sổ công nợ, sổ tiền gửi Ngân hàng, .
    - Sổ quỹ, kiêm báo cáo quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
    - Bảng tổng hợp chi tiết
    - Sổ cái
    - Bảng cân đối phát sinh
    - Hệ thống các báo cáo tài chính
    - Các bảng theo dõi phải trả, phải nộp như: Sổ theo dõi BHXH, theo dõi thuế GTGT khấu trừ,
    - Phương pháp tính nguyên giá và khấu hao TSCĐ:
    + Nguyên giá: Theo giá thực tế
    + Khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp tuyến tính
    - Hạch toán: Hạch toán theo từng tháng
    Với hình thức chứng từ ghi sổ, trướcđây kế toán còn mở thêm sổ theo dõi chứng từ ghi sổ nhưng nay không mở nữa mà ghi trực tiếp vào sổ cái.
    3. Các Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
    3.1. Niên độ kế toán:
    Bắt đầu từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/ 12 hàng năm.
    Riêng nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Như Thanh do bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/ 7/ 2005 nên niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/7/2005 và kết thúc ngày 31/12/2005.
    3.2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:
    - Đơn vị tiền tệ áp dụng trong ghi chép: Đồng Việt Nam.
    - Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi đồng tiền: Theo tỷ giá hiện hành và điều chỉnh vào cuối kỳ báo cáo.
    3.3. Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
    3.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định:
    - Tài sản cố định được ghi sổ theo nguyên giá và hao mòn lũy kế.
    - Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp tuyến tính dựa vào thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao được căn cứ theo quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài Chính.
    - Giá trị đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu Như Thanh đến thời điểm 31/12/2004 đang được công ty Kiểm toán độc lập kiểm tra quyết toán giá trị hoàn thành nên chưa kết chuyển sang tài sản cố định, do đó chưa tính khấu hao cho các tài khoản này. Hiện tại giá trị nêu trên đang được tập hợp trên tài khoản “ Xây dựng cơ bản dở dang”.
    3.5. Phương pháp xác định doanh thu:
    - Doanh thu của khối tư vấn công ty được xác định trên cơ sở giá trị nghiệm thu, các quyết định phê duyệt, biên bản đối chiếu, thanh lý hợp đồng, . Từ các công việc đã hoàn thành. Do xuất phát từ đặc thù lĩnh vực kinh doanh doanh thu của công ty thường có sự điều chỉnh đối với từng công trình, dự án.
    - Doanh thu bán háng của nhà máy chế biến TPXK Như Thanh được ghi nhận theo hóa đơn tài chính do công ty phát hành. Công ty thưc hiện việc kê khai nộp thuế GTGT khoản doanh thu này tại Hà Nội.
    3.6. Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng:
    Công ty trích lập và hoàn nhập công nợ phải thu khố đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng Quy định của Nhà nước tại thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15 thág 09 năm 1997 của Bộ Tài Chính. Ngoài ra khoản trích lập và dự phòng trợ cấp mất việc làm được công ty tuân thủ theo hướng dẫn tại thông tư số 82/2003/TT- BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài Chính.
    3.7. Hợp nhất báo cáo tài chính:
    Báo cáo tài chính của Công ty được hợp nhất trên cơ sở cộng số học các chỉ tiêu của Khối tư vấn và Nhà máy chế biến TPXK Như Thanh, có loại trừ các loại công nợ nội bộ. Các chỉ tiêu chủ yếu của từng hoạt động được chi tiết tại thuyết minh báo cáo tài chính.
    4. Các nghiệp vụ chuyên môn:
    4.1. Kế toán tiền lương:
    a. Giới thiệu chung về phần hành:
    Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định, lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất.
    Với qui trình và qui mô sản xuất của công ty Tư Vấn Xây Dựng Và Phát Triển Nông Thôn thì năng lực của người lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Hơn nữa do đặc thù là cản phẩm tư vấn, nếu sản phẩm không có chất lượng cao nó sẽ mang lại hậu quả vô cùng nặng nề về cả một giai đoạn sau.
    Nhận thức được các vấn đề trên , công ty khi lựa chọn lao động đã đưa ra tiêu chí cao đối với người lao động, có hình thức trả lương cũng như quản lý rất phù hợp, đã đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh.
    Tình hình lao động trong công ty như sau:
    Tình hình lao động trong Công ty như sau:
    - Lao động trực tiếp tại các Xưởng, phòng : 66 người
    - Lao động gián tiếp : 23 người
    - Trình độ
    + Thạc sỹ : 5 người
    + Đại học, cao đẳng : 65 người
    + Trung cấp : 17 người
    + Trình độ 12/12 : 2 người
    Số lượng lao động ở công ty khá ổn định, nếu giảm chủ yếu do nghỉ hưu, số lượng tăng không đáng kể do khâu tuyển chọn lao động của công ty khá chặt chẽ, yêu cầu cao.
    Công ty tiến hành quản lý lao động không những theo qui định, sổ theo dõi mà còn theo cách riêng của công ty như phân cấp quản lý theo xưởng, cấp sổ lao động, có mã số lao động.
    Huy động sử dụng lao động hợp lý, phát huy được đầy đủ trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động là một trong các vấn đề cơ bản thường xuyên được sự quan tâm của công ty. Các chế độ thưởng, phạt thích đáng đối với người lao động, khuyến khich sáng tạo, ý tưởng cũng như có sáng kiến nhằm nâng cao năng lực sẵn có của công ty, tăng khả năng cạnh tranh được công ty áp dụng hết sức có hiệu quả.
    Công ty theo dõi lao động theo hai bộ phận khác nhau:
    - Bộ phận lao động gián tiếp: Theo dõi lao động theo bảng chấm công theo từng đơn vị, có rà soát và xác nhận của lãnh đạo đơn vị và phòng tổ chức hành chính.
    - Bộ phận trực tiếp: Do khoán sản phẩm nên không thực hiện chấm công mà theo báo cáo và quản lý của từng đơn vị phòng ban, xưởng có xác nhận của xưởng trưởng và trưởng phòng.
    Bảng chấm công và bảng theo dõi lao động ở các đơn vị trực tiếp sẽ phản ánh đầy đủ thời gian lao động cũng như nghỉ việc có lý do của từng cá nhân, kế toán căn cứ vào đó xác định và tính các khoản phải trả thích hợp cho người lao động được hưởng hoặc phạt.
    Cách tính lương và các khảon trích theo lương:
    Các phòng ban quản lý có trách nhiệm theo dõi ghi chép số lượng lao động có mặt, vắng mặt. nghỉ phép, nghỉ ốm vào bảng chấm công. Bảng chấm công được lập do Bộ tài chính qui định và được treo tại phòng kế toán.
    Đơn giá tiền lương được bộ phát triển và nông thôn duyệt:
    KT15
     
Đang tải...