Thạc Sĩ Chuyên đề địa chất biển

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO
    ĐÁY BIỂN VỊNH BẮC BỘ VIỆT NAM
    I. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    I.1. Tổng quan về tình hình và lịch sử nghiên cứu địa hình, địa mạo
    I.1.1. Về địa hình
    Từ những năm 1934, thực dân Pháp cũng đã tiến hành đo đạc và vẽ bản đồ địa
    hình một số khu vực đáy Biển Đông. Song tài liệu lúc đó rất sơ lược và thiếu chính
    xác. Ngay sau ngày Hoà bình lập lại công tác đo đạc xây dựng các bản đồ độ sâu đáy
    biển khu vực Vịnh Bắc Bộ đã được nhiều cơ quan trong nước quan tâm, đặc biệt là
    Tổng cục Địa chính, Bộ tư lệnh Hải quân.
    Từ những năm 60, Chương trình Hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc (1960-
    1962) đã tiến hành đo đạc độ sâu đáy biển Vịnh Bắc Bộ. Viện Hải Dương Học và
    Nghề cá Thái Bình Dương Liên Xô trong chương trình Hợp tác với Tổng cục Thuỷ sản
    đã tiến hành 4 chuyến khảo sát vào năm 1960 và 4 chuyến khảo sát vào những năm
    1963-1964, có tiến hành đo đạc độ sâu đáy biển Vịnh Bắc Bộ.
    Năm 1962 Bản đồ biển Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 do Hải quân Nhân dân Việt
    Nam xuất bản và được biên vẽ lại vào năm 1980; 1981 trên cơ sở những số liệu đã đo
    đạc. Một số tờ bản đồ địa hình đáy biển vùng ven bờ tỷ lệ 1:100.000, 1:200.000 cũng
    đã được thành lập. Đó là các bản đồ được thành lập từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy tỷ lệ
    1:100.000 tại vĩ tuyến 16 o , từ cửa Ba Lạt đến cửa Hội An tỷ lệ 1:200.000. Những năm
    1988-1995 Bộ Tư Lệnh Hải quân đã tiến hành đo đạc các địa hình đáy biển và lập bản
    đồ độ sâu với các tỷ lệ 1:1.000.000 cho toàn Biển Đông; 1:500.000 ở vùng thềm lục
    địa. Cũng từ 1988-1995, Chương trình hợp tác Việt Xô do Tổng cục Khí Tượng chủ trì
    đã tiến hành khảo sát thềm lục địa Việt Nam theo hai mùa đông và hè với 14 chuyến
    khảo sát, trong đó có Vịnh Bắc Bộ, đo đạc các yếu tố khí tượng, hải văn, độ sâu đáy
    biển, lập sổ tay tra cứu các điều kiện khí tượng, thuỷ văn thềm lục địa Việt Nam.
    Trong những năm 1980-1994, các tàu khảo sát của Viện Hàn lâm khoa học Liên
    Xô như Volcanolog; Nexmeianov, Gagainxki đã khảo sát các khu vực khác nhau của
    thềm lục địa Việt Nam, đo sâu hồi âm hàng loạt tuyến, góp phần làm sáng tỏ địa hình
    đáy biển.
    Năm 1985, trong Chương trình nghiên cứu biển, dưới sự chủ biên của Hồ Đắc
    Hoài, bản đồ đẳng sâu trên toàn thềm lục địa Việt Nam đã được xây dựng ở tỷ lệ
    1:1.000.000. Có thể nói đây là bản đồ đầu tiên khái quát về địa hình một vùng lãnh hải
    rộng lớn đất nước ta.
    Năm 1989-1990 Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước đã thành lập bản đồ địa hình
    Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (cả phần lục địa và phần Biển Đông). Đây là bản đồ địa
    hình chính thức được sử dụng trong các cơ quan Nhà nước.
    I.1.2. Về nghiên cứu địa mạo
    Trong những năm của thập kỷ 80, việc nghiên cứu địa mạo biển chỉ mới tập
    trung chủ yếu ở bờ. Các tác giả Lưu Tỳ, Nguyễn Thế Tiệp đã quan tâm đến các kiểu
    bờ biển, hệ thống thềm biển và lịch sử phát triển địa hình đới bờ. Năm 1985, Bản đồ
    Địa mạo đáy biển vịnh Bắc Bộ tỷ lệ 1:2.000.000 được các tác giả trên thành lập. Bản

    2
    đồ đã khái quát về hình thái và nguồn gốc địa hình đáy biển Vịnh Bắc Bộ. Năm 1986,
    trong chuyên khảo địa chất “Cămpuchia, Lào, Việt Nam” Lưu Tỳ cùng cộng sự đã
    phác họa những nét đặc trưng nhất về đặc điểm địa mạo thềm lục địa Đông Dương và
    các vùng kế cận.
    Năm 1987 tập Atlas địa chất – địa lý vùng biển Nam Trung Hoa gồm 13 tờ bản
    đồ tỷ lệ 1:2.000.000 do các nhà Địa chất, Địa vật lý Trung Hoa thành lập, trong đó có
    bản đồ địa mạo. Song bản đồ địa mạo được thể hiện rất sơ lược dưới dạng địa hình lập
    thể. Xue Wanjun (1987) cũng khái quát đặc điểm địa hình Biển Đông tỷ lệ
    1:1.000.000.
    Một thành quả nghiên cứu địa mạo thềm lục địa Việt Nam đáng trân trọng là
    “Bản đồ địa mạo thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000” do TS Nguyễn Thế Tiệp và
    các cộng sự thành lập trong kết quả của Chương trình nghiên cứu biển ở các giai đọan
    1985-1990 và được hoàn thiện bổ sung bởi nhiều nguồn tư liệu của giai đọan 1990-
    1995. Gần đây trong chương trình nghiên cứu đường biên giới lãnh hải (1999), các tác
    giả đã chỉnh lý bổ sung thành lập bản đồ địa mạo Biển Đông Việt Nam tỷ lệ
    1:1.000.000, trong đó thềm lục địa được phân thành 13 kiểu. Các kiểu địa hình được
    phân chia, nhìn chung đã gắn được cấu trúc địa chất, phản ánh sự thể hiện của cấu trúc
    địa chất trên địa hình.
    Đặc điểm địa mạo Biển Việt Nam cũng được khái quát trong các công trình
    của Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Cẩn và nnk (1997).
    Từ những năm 1990 đến nay, việc điều tra địa chất và khoáng sản biển ở đới
    ven bờ từ 0m đến độ sâu 30m nước đã được thực hiện ở Trung Tâm Địa chất Khoáng
    sản biển (nay là Liên đoàn Địa chất Biển) thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
    Nam. Hàng loạt các tờ bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:500.000 đới ven bờ (0-30m) từ Móng
    Cái đến Hà Tiên đã được thành lập. Các bản đồ phần lớn được thành lập theo nguyên
    tắc nguồn gốc – hình thái- động lực. Những bản đồ này đã góp phần làm sáng tỏ đặc
    điểm địa hình - địa chất – tích tụ khoáng sản cũng như môi trường địa chất ven bờ.
    Tóm lại việc nghiên cứu địa mạo Vịnh Bắc Bộ tuy chưa nhiều, song những
    công trình nêu trên đã cho chúng ta những bức tranh khái quát về địa mạo khu vực,
    cung cấp cho chúng ta những tài liệu quý giá, nhất là những tài liệu đo vẽ nguyên thuỷ
    phục vụ cho các chuyên đề nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi đã khai thác các nguồn
    tài liệu trên để phục vụ cho việc nghiên cứu địa mạo, lập bản đồ địa hình, địa mạo đáy
    biển Vịnh Bắc Bộ, tỷ lệ 1:500.000.
    I.1.3. Nghiên cứu Tân kiến tạo
    Khác với việc nghiên cứu địa mạo, việc nghiên cứu Tân kiến tạo ở Vịnh Bắc Bộ
    khá nghèo nàn. Một số nét về đặc điểm Tân kiến tạo Biển Đông đã được đề cập trong
    việc nghiên cứu “Đặc điểm Tân kiến tạo Bán đảo Đông Dương” của Lê Duy Bách,
    Ngô Gia Thắng. Các tác giả đã căn cứ vào cường độ biểu hiện các chuyển động Tân
    kiến tạo và đặc điểm phát triển của các thực thể ở móng uốn nếp đã phân chia miền sụt
    võng thềm lục địa Đông Dương thành hai kiến trúc chính với đới khâu Tân kiến tạo kế
    thừa Sông Hồng làm ranh giới. Kiến trúc thứ nhất nằm kề phía Tây của Vịnh Bắc Bộ
    với biểu hiện các đơn nguyên sụt lún và có biên độ đến 6-7km. Càng đi về phía Đông
    Nam thì thềm lục địa Đông Dương càng mở rộng và hoà với thềm lục địa Zond. Bức

    3
    tranh chung về kiến trúc Tân kiến tạo cũng được tìm thấy trên các sơ đồ cấu trúc kiến
    tạo của các tác giả khác như: Hồ Đắc Hoài và n.n.k, Mai Thanh Tân và n.n.k.
    Mặc dù bình đồ kiến trúc Tân kiến tạo được nghiên cứu phác họa một cách rất
    khái quát, thì những biểu hiện của hoạt động Tân kiến tạo như hoạt động núi lửa, động
    đất lại được các nhà khoa học địa chất quan tâm nhiều hơn.
    Hoạt động núi lửa đã được các nhà địa chất người Pháp như A.Lacroix (1933),
    E.Patte (1923) nghiên cứu từ những năm 20-30 của thế kỷ XX. E.Saurin (1967) trong
    “Tân kiến tạo Đông Dương” đã cho rằng núi lửa đang có xu hướng chuyển dần hướng
    từ lục địa ra Biển Đông. Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Trọng Yêm, Nguyễn Hoàng và
    n.n.k (1991), Nguyễn Xuân Hãn, Kolskov, Phạm Văn Thục (1996) đã đề cập đến hoạt
    động núi lửa trẻ ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là hoạt động núi lửa Kainozoi muộn.
    Martin E, Flower J cũng đã khái quát hoạt động magma trong Kainozoi ở Nam Trung
    Hoa. Đỗ Minh Tiệp (1995, 1996) trong những công trình nghiên cứu gần đây cũng đã
    đề cập vài nét về phun trào bazan Kainozoi đáy biển Việt Nam và xem xét sự phân dị
    theo thời gian và không gian của chúng. Tác giả phân chia ra 4 nhóm tuổi của bazan
    Kainozoi đáy biển Việt Nam từ Miocen muộn đến nay với thành phần thạch hoá hầu
    hết thuộc nhóm Hawaiit. Có thể nói việc nghiên cứu đặc điểm thạch hoá của bazan
    mới chỉ là bước đầu, hy vọng rằng trong tương lai vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ
    hơn, góp phần làm sáng tỏ cơ chế địa động học Biển Đông.
    Các nghiên cứu về động đất ở thềm lục địa Việt Nam được đề cập trong các
    công trình của Nguyễn Đình Xuyên Phạm Văn Thục, Nguyễn Hồng Phương Các tác
    giả đã đề cập đến những quy luật chung về hoạt động địa chấn khu vực Đông Nam Á,
    xác định độ sâu chấn tiêu của động đất, động đất cực đại trên lãnh thổ Việt Nam.
    Một số đặc trưng của hoạt động Tân kiến tạo khác như đặc điểm địa nhiệt được
    nghiên cứu trong đề tài KT-01-18 của Chương trình Địa chất – Dầu khí (KT-01) – giai
    đoạn 1990-1995 do GS Võ Năng Lạc làm chủ nhiệm. Các đặc điểm biến dạng vỏ Trái
    đất, vai trò hoạt động của đứt gãy cũng được đề cập đến trong các công trình của
    Nguyễn Văn Lượng và cộng sự (1999).
    I.2. Nguồn tài liệu
    Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, các tác giả dựa vào những nguồn
    tài liệu chính thu thập được như sau:
    Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000 do Cục Đo Đạc và Bản đồ Nhà Nước xuất
    bản năm 1989 đã được thu thập. Tuy vậy, trên bản đồ này các đường đồng mức được
    thể hiện cách nhau 100m, không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của đề tài này. Tập thể
    tác giả đã thu thập các tài liệu chuyên môn về địa mạo trước hết ở các Chương trình
    Nghiên cứu Biển trong những giai đoạn trước đây (1985-1990; 1990-1995; 1995-
    2000). Song như trên đã nêu, các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này chưa nhiều. Tác
    giả đã khai thác tối đa nguồn tài liệu này. Trong quá trình thực hiện đề tài, các tác giả
    đã sử dụng các kết quả nghiên cứu mới nhất của đề tài KHCN06. Các báo cáo, bản đồ
    địa hình, địa mạo biển ven bờ (0-30m nước) Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000, thuộc các tờ
    Hà Nội, tờ Vinh, tờ Huế-Đà Nẵng thuộc đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng
    sản rắn biển ven bờ (0-30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000”do TSKH. Nguyễn Biểu
    làm chủ nhiệm, được thực hiện tại Trung tâm Địa chất Khoáng sản Biển (nay là Liên

    4
    đoàn Địa chất Biển) và bản đồ độ sâu đáy biển Vịnh Bắc Bộ do Trung tâm Khí tượng
    Thủy văn Biển cung cấp.
    Ngoài các tài liệu trên, các tác giả đã tham khảo hàng loạt các bài báo đăng trên
    các Tạp chí “Khoa học về Trái đất” do Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
    Quốc gia xuất bản, Tạp chí “Địa chất” của Cục Địa chất Khoáng sản Việt nam, các
    báo cáo trên các Hội nghị khoa học, các chuyên khảo của viện Hải dương học, Viện
    Vật Lý Địa cầu và các báo cáo tổng kết các đề tài nghiên cứu khoa học. Tất cả các tài
    liệu đó được thống kê trong danh mục các tài liệu tham khảo.
    I.3. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng tổ hợp các phương pháp: Phương pháp phân tích hình thái;
    Phương pháp phân tích hình thái – cấu trúc; Phương pháp phân tích hình thái -
    động lực; Phương pháp thạch học – hình thái; Phương pháp phân tích các mực địa
    mạo; Phương pháp xác định tuổi địa hình; Phương pháp thành lập bản đồ địa mạo

    II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    II.1. Đặc điểm chung
    Hầu hết diện tích đáy biển Vịnh Bắc Bộ có hành lang rộng và độ dốc thoải (2-
    5 o ). Độ dốc và độ sâu của địa hình tăng dần về phía Đông Nam Vịnh Bắc Bộ. Đặc
    trưng chung là địa hình thoải dần tạo thành những trũng sâu khép kín kéo dài. Trũng
    sâu nhất nằm ở phía ngoài khơi trên độ sâu 108m, về phía Bắc - Đông Bắc đảo Cồn
    Cỏ, cách đảo này khoảng 120km. Trũng kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, là
    phần kéo dài của bồn trũng Sông Hồng từ phía lục địa. Phía Bắc trũng này là một
    trũng có quy mô nhỏ hơn với độ sâu cực đại đạt đến 75m chạy dài theo phương Đông
    Bắc – Tây Nam, trùng với phương cấu tạo chung của các cấu trúc ven rìa miền Đông
    Bắc Việt Nam.
    Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa mạo đáy biển Vịnh Bắc Bộ Việt Nam được
    chia thành ba đới: Đới thềm trong: ở độ sâu từ 0-30m nước; đới thềm giữa: từ 30-90m
    nước; đới thềm ngoài: >90m nước.
    II.2. Các tác nhân thành tạo địa hình
    II.2.1. Tác nhân động lực nội sinh
    Tác nhân động lực nội sinh là tác nhân xảy ra trong vỏ Trái Đất, ở phần trên của
    Manti, tạo nên những kiến trúc hình thái lớn, định hướng cho phát triển chung của địa
    hình thềm lục địa. Kết quả nghiên cứu địa chất đều khẳng định rằng, Biển Đông được
    hình thành theo cơ chế tách giãn một vỏ lục địa đã được kết cứng trước Kreta (45 triệu
    năm trước) và có thể kết thúc khoảng Miocen (12 triệu năm về trước).
    Nhìn chung Biển Đông của nước ta mang tính chất đặc trưng là biển rìa. Trên
    suốt dải dài bao quanh lục địa, xuất hiện các kiểu địa hình tàn dư có nguồn gốc từ lục
    địa. Toàn bộ thềm lục địa được hình thành trên cấu trúc vỏ granite với chiều dày 10-
    15km Quá trình vận động Tân kiến tạo đã làm cho móng granite bị phân dị. Các phần
    móng sụt lún tạo ra các bồn trũng tích tụ như bồn trũng Hà Nội. Trên diện tích thềm
    lục địa rộng lớn như Vịnh Bắc Bộ, thường xuất hiện các kiểu bồn trũng tích tụ lấp đầy,
    có bề dày trầm tích Kainozoi khá lớn (có khi đạt tới trên 10km) trên các móng sâu.

    5
    Đặc điểm này, theo Nguyễn Thế Tiệp rất giống với thềm lục địa Nam Mỹ và bắc
    Australia. Cơ chế lấp đầy các bồn trũng tạo nên các đồng bằng có dạng lòng chảo.
    Địa hình thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam được hình thành trên các cấu
    trúc Kainozoi chính, chủ yếu là bồn trũng Sông Hồng.
    II.2.2 Tác nhân động lực ngoại sinh
    Các tác nhân động lực ngoại sinh như sóng, dòng chảy, thuỷ triều, hoạt động
    của các hệ thống sông, dao động của mực nước biển và vai trò của con người đã tác
    động mạnh mẽ đến việc thành tạo địa hình đáy biển và vận chuyển trầm tích, thành tạo
    nên các đồng bằng có nguồn gốc mài mòn – tích tụ khác nhau.
    II.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo
    Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa mạo và đặc điểm thành tạo trầm tích, thềm
    lục địa Vịnh Bắc Bộ được chia làm 3 đới:
    II.3.1. Đặc điểm địa mạo đới thềm trong: độ sâu 0-30m
    Được phân chia thành các kiểu hình thái – nguồn gốc - động lực như sau:
    1. Đồng bằng nghiêng, mài mòn - tích tụ ven bờ trong đới tác động của sóng,
    phát triển ven rìa các khối nâng: Phân bố thành những dải hẹp ven bờ biển hiện đại
    vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, chủ yếu ở độ sâu 0-10m
    nước, rộng 1-2,0km đến 5-10km. Bề mặt của đồng bằng được cấu tạo bởi các thành
    tạo cát, cát bùn, bùn cát.
    2. Đồng bằng bằng phẳng hơi nghiêng, tích tụ vật liệu cửa sông ven bờ trong
    đới tác động của sóng, ven rìa các châu thổ: Tập trung ở hai vùng chính là ven biển
    Hải Phòng đến Cửa Đáy và khu vực phía trong của Vịnh Diễn Châu - tỉnh Nghệ An,
    trong đới 0-10m nước, trải rộng 5-15km. Đặc trưng hình thái bề mặt khá bằng phẳng,
    nghiêng thoải về phía biển và kết thúc bằng một mặt nghiêng khá dốc ở rìa chân phía
    ngoài. Trầm tích bề mặt đồng bằng chủ yếu là bùn, bột, sét, bột lỏng nhão màu nâu
    hồng, đôi khi có mặt các khoảnh cát, cát bột.
    3. Cánh đồng Karst bị ngập chìm với những đảo đá vôi ngầm và hình thái đá
    vôi dạng tháp nón, dạng tháp: Tồn tại trong các vùng phát triển đá cacbonat như Vịnh
    Hạ Long, Bái Tử Long, Vịnh Lan Hạ và rìa đảo Cát Bà, thuộc vùng biển Quảng Ninh,
    Hải Phòng trong đới 0-10m nước, trải rộng 20-30km. Các dạng điển hình của các kiểu
    Karst ở đây là các khối hình chuông, hình tháp, hình nón liên kết với nhau bởi một dãy
    thung lũng hẹp, dài, sườn gần như dốc đứng, đáy bằng phẳng lộ trơ đá gốc, đôi nơi có
    lớp tích tụ mỏng bùn cát, cát bùn. Trên đó tồn tại các hang động nổi tiếng như hang
    Đầu Gỗ, Tiên Cung, Sửng Sốt . Đồng thời ở các đảo này cũng gặp những ngấn nước
    mài mòn – gặm mòn dưới dạng các hàm ếch sâu 4-6m. Tuổi của ngấn nước 4-6m được
    coi là ứng với mực nước biển tiến cực đại Flandrian khoảng 5-6 ngàn năm trước đây.
    4. Đồng bằng nghiêng bị chia cắt xâm thực, tích tụ delta ven bờ hình thành
    trong đới tác động của sóng: Phân bố thành dải liên tục từ bãi biển Trà Cổ đến vùng
    biển đồng Hới ở phía ngoài các cửa sông và ôm lấy các kiểu đồng bằng trên, bề mặt
    khá bằng phẳng, hơi nghiêng với chiều rộng 1-2km đến 30-45km và kết thúc ở độ sâu
    15-25m nước bởi một bậc xâm thực chia cắt mạnh mẽ. Trên bề mặt đồng bằng của đáy
    Vịnh Bắc Bộ, các trầm tích hiện đại có độ hạt mịn bao phủ như bùn, sét, bột và ít cát
    bùn, bùn cát.

    6
    5. Đồng bằng bằng phẳng với những trũng nông đẳng thước khép kín, tích tụ –
    mài mòn trong đới tác động của sóng và dòng chảy đáy: Phân bố ở đáy biển Vịnh Bắc
    Bộ từ ngoài khơi vùng biển Quảng Ninh đến phía ngoài Cửa Việt. Trên bề mặt đồng
    bằng gặp những trũng khép kín với độ sâu 3-5m, hình lòng chảo với trục kéo dài
    30km. Ở khu vực ngoài khơi Nghệ Tĩnh, trên đồng bằng xuất hiện một gờ nâng đá
    gốc. Tại đây gặp các mạng sông ngầm hội tụ ở các trũng. Trên bề mặt, địa hình bị phủ
    bởi các trầm tích biển hiện đại như cát, cát bùn, sạn cát, ít hơn là bùn sét và có nhiều
    bar cát, bãi cạn, cồn ngầm
    6. Đồng bằng nghiêng mài mòn – tích tụ trong đới tác động của sóng và dòng
    chảy đáy, phát triển trên cấu trúc đơn nghiêng: Phân bố thành dải hẹp phía ngoài vùng
    biển Kỳ Anh - Hà Tĩnh theo phương Tây Bắc - Đông Nam đến ngoài khơi Cửa Tùng -
    Vĩnh Linh. Cấu tạo nên bề mặt đồng bằng này chủ yếu là các thành tạo trầm tích bùn
    và bùn cát.
    7. Đồng bằng bằng phẳng, tích tụ trong đới di chuyển của dòng chảy đáy: Phân
    bố thành dải dài ~ 250km gần như song song với đường bờ biển và nằm ngoài khơi
    vùng biển Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Bề mặt đồng bằng được phủ
    bởi trầm tích cát bột.
    II.3.2. Đặc điểm địa mạo đới thềm giữa
    8. Đồng bằng nghiêng, lượn sóng tích tụ trong đới di chuyển bồi tích: Đồng
    bằng nằm ở phía Đông Bắc đảo Bạch Long Vĩ với diện tích khá lớn trong đới độ sâu
    30-45m nước. Bề mặt địa hình khá phức tạp và mấp mô nhiều cồn ngầm, rãnh trũng và
    đá gốc lộ thành dải dài 25-30km theo phương Đông Bắc - Tây Nam dọc gờ nâng Bạch
    Long Vĩ, hai bên gờ nâng là những trũng khép kín dạng lòng chảo. Bề mặt địa hình
    được cấu tạo chủ yếu là cát bùn, bùn cát.
    9. Đồng bằng nghiêng phân dị chia cắt phức tạp, mài mòn tích tụ trong đới di
    chuyển bồi tích: Phân bố thành dải dài ~ 200km từ Đông Bắc đảo Bạch Long Vĩ đến
    ngoài khơi vùng biển Thanh Hóa, trải rộng 25-30km ra tới ranh giới phân chia Vịnh
    Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trầm tích phủ lên bề mặt đồng bằng này chủ
    yếu là cát bùn, cát sạn pha bùn.
    10. Đồng bằng bằng phẳng, nghiêng đều với những hố sụt rộng, tích tụ trong
    đới di chuyển bồi tích: Phân bố thành dải gần như theo phương Bắc - Nam từ Tây
    Nam đảo Bạch Long Vĩ đến trũng Quảng Bình. Trên bề mặt tồn tại những hố sụt đều
    nằm ở cùng mức độ sâu 50m. Trầm tích phủ trên bề mặt địa hình này chủ yếu là cát
    bùn, bùn cát, sạn cát, ít hơn là bột sét.
    11. Đồng bằng lõm với những hố sụt tích tụ lấp đầy trong đới di chuyển bồi
    tích: Chiếm diện tích không nhiều, tập trung ở ngoài khơi vùng biển Thanh Hóa, thuộc
    trung tâm đáy biển Vịnh Bắc Bộ trên độ sâu 50m, có xu hướng lõm dần về phía trung
    tâm ở độ sâu 75m. Trên bề mặt đồng bằng gặp rất nhiều hố sụt tích tụ theo các phương
    khác nhau được lấp đầy các trầm tích biển như bùn cát, bùn sạn.
    12. Đồng bằng lõm dạng lòng chảo, tích tụ – lấp đầy trong đới di chuyển bồi
    tích dưới tác dụng của dòng chảy đáy: Kiểu đồng bằng này chiếm diện tích không
    nhiều, chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam trùng với phương cấu trúc của bồn
    trũng Sông Hồng. Bề mặt đồng bằng được cấu tạo chủ yếu bởi các thành tạo trầm tích
    bùn sạn, bùn cát sạn.

    7
    13. Đồng bằng lõm với những hố sụt kéo dài, tích tụ lấp đầy trong đới di
    chuyển bồi tích: Nnằm ở phía Nam Vịnh Bắc Bộ, thuộc vùng biển ngoài khơi Quảng
    Bình, Quảng Trị. Rìa Tây của đồng bằng là đảo Cồn Cỏ được cấu tạo bởi phun trào
    bazan. Phía Đông gặp những hố sụt kéo dài tới 10km chạy theo phương Đông Bắc -
    Tây Nam. Những hố sụt này nằm trên độ sâu 65-70m và được tích tụ lấp đầy bởi các
    thành tạo bùn cát, ít hơn là bùn, bùn lẫn sạn.
    14. Đồng bằng nghiêng lượn sóng tích tụ trong đới di chuyển bồi tích: Nằm ở
    phía Nam Vịnh Bắc Bộ với một diện tích khá lớn thuộc vùng ranh giới phân chia Vịnh
    Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đới độ sâu từ 65-90m. Phần trung tâm,
    bề mặt bị lượn sóng với địa hình phân dị lồi lõm không đều, phía Bắc địa hình bằng
    phẳng hơn. Phía Nam đồng bằng, trên độ sâu 85-90m nổi cao một đồi tròn với độ cao
    tương đối 15m. Trầm tích phủ trên bề mặt địa hình này chủ yếu là bùn cát, bùn sét.
    15. Đồng bằng nghiêng chia cắt mạnh, mài mòn trong đới di chuyển bồi tích
    Nằm ở phía Nam Vịnh Bắc Bộ trên độ sâu 65-90m, địa hình dốc bị chia cắt
    mạnh, chiếm một diện tích rất nhỏ, thuộc vùng nghiên cứu cách đảo Bạch Long Vĩ ~
    80km về phía Đông - Đông Nam. Phủ trên bề mặt đồng bằng này là các thành tạo trầm
    tích bùn cát.
    II.3.3. Đặc điểm địa mạo đới thềm ngoài: Độ sâu > 90m
    16. Thung lũng dạng lòng chảo tích tụ lấp đầy
    Trong diện tích vùng nghiên cứu thuộc đới thềm ngoài chỉ gặp duy nhất một
    kiểu địa hình là thung lũng dạng lòng chảo tích tụ lấp đầy. Kiểu địa hình này phân bố
    ở phía Nam - Đông Nam Vịnh Bắc Bộ, kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam,
    nằm ở độ sâu trên 90m. Phủ lên bề mặt thung lũng chủ yếu là các thành tạo trầm tích
    bùn cát, cát bùn.
    II.4. Các biểu hiện của hoạt động Tân kiến tạo
    Ở đáy biển Vịnh Bắc Bộ những biểu hiện Tân kiến tạo rất đa dạng và phức tạp.
    Nghiên cứu Tân kiến tạo không thể bỏ qua những biểu hiện đó.
    Trước hết phải đề cập đến biểu hiện hoạt động của đứt gãy trẻ
    Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, nhánh trái của đứt gãy hình chữ Y hoàn toàn trùng với
    hệ thống đứt gãy địa hào của Rift Sông Hồng.
    Một biểu hiện của hoạt động Tân kiến tạo Pliocen - Đệ tứ rất quan trọng ở thềm
    lục địa Việt Nam là hoạt động núi lửa. Hoạt động núi lửa trẻ có thể được ghi nhận trên
    các mặt cắt địa chấn và cũng được phát hiện trong các giếng khoan dầu khí ở ngoài
    khơi của khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Một số đảo ngầm ở phía
    Nam Vịnh Bắc Bộ cũng có khả năng là các đảo núi lửa.
    Hoạt động núi lửa Kainozoi ở Việt Nam nói chung và thềm lục địa Việt Nam
    nói riêng được bắt đầu liên quan đến hoạt động tách giãn đáy Biển Đông. Có thể ghi
    nhận 4 giai đoạn hoạt động núi lửa từ Miocen trở lại đây: Miocen muộn, Pliocen –
    Pleistocen sớm, Pleistocen sớm – giữa và Holocen – hiện đại
    Núi lửa của giai đọan Pliocen – Pleistocen sớm chủ yếu là bazan toleit và
    andezito – bazan. Các thành tạo này có nhiều nét tương đồng với các hoạt động
    magma khu vực Đông Nam Biển Đông.

    8
    Với chế độ kiến tạo phức tạp, hoạt động Tân kiến tạo khá mạnh và các trận
    động đất mạnh mẽ xảy ra, lãnh thổ Việt Nam kể cả phần thềm lục địa là một vùng có
    chế độ nguy hiểm cao về động đất. Đây cũng là biểu hiện của chuyển động Tân kiến
    tạo. Theo tài liệu hiện có thì đứt gãy kinh tuyến 109 o là vùng phát sinh động đất
    Mmax=6,1-6,5, độ sâu chấn tâm trên h=25-30m và cường độ động đất I o max=7. Ở khu
    vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ tác động I o max=6.
    Một biểu hiện hoạt động Tân kiến tạo Pliocen - Đệ tứ là trong Pliocen phát triển
    cấu trúc diapia bùn, chủ yếu là ở vùng Tây Nam đảo Hải Nam với hình thái 4 phía bị
    nhấn chìm.
    II.4. Lịch sử phát triển địa hình
    Vịnh Bắc Bộ nằm trong phạm vi Biển Đông. Vì vậy lịch sử phát triển địa hình
    đáy biển Vịnh Bắc Bộ không thể tách khỏi tiến hoá của Biển Đông. Theo nhiều nguồn
    tài liệu, những nét đặc trưng của địa hình đáy Biển Đông hiện nay lại được hình thành
    từ cuối Pliocen. Song lịch sử phát triển của chúng là cả một quá trình lâu dài trong lịch
    sử tiến hoá của lục địa - đại dương suốt từ đầu nguyên đại Kainozoi đến nay. Có thể sơ
    bộ phác họa quá trình phát triển địa hình đáy Biển Đông thành 3 giai đoạn chính: Giai
    đoạn trước Pliocen, giai đoạn Pliocen – Pleistocen và giai đoạn Holocen – Hiện đại.
    Mỗi giai đoạn được bắt đầu và kết thúc bằng các chu kỳ biển thoái và được phản ánh
    bằng những đặc trưng riêng của địa hình.
    Địa hình đáy biển Vịnh Bắc Bộ đa dạng và phức tạp là do chúng trải qua một quá
    trình lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Ba giai đoạn phát triển đều được bắt đầu và kết
    thúc bằng những đợt biển lùi trên phạm vi thềm lục địa.
    Bề mặt đáy biển của thềm lục địa tồn tại các bậc địa hình liên quan đến các
    đường bờ biển cổ trong suốt thời gian Đệ tứ. Các bậc địa hình này phân bố ở độ sâu 3-
    5m; 10-20m; 25-30m; 50-60m ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian, 100-120m ứng với
    thời kỳ băng hà Wurr.
    Quá trình phát triển của địa hình đáy biển Vịnh Bắc Bộ gắn với hoạt động phun
    trào mạnh. Điều này chứng tỏ Biển Đông là một biển rìa với hoạt tính kiến tạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...