Tài liệu CHUYÊN ĐỀ Công vụ, công chức ôn thi công chức (46 trang)

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC

    I. CÔNG VỤ VÀ NỀN CÔNG VỤ
    1. Công vụ và đặc trưng cơ bản của công vụ
    a. Công vụ
    Công vụ là một yếu tố quan trọng của nền hành chính quốc gia. Nó bao gồm các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, để thi hành luật pháp, đưa pháp luật vào đời sống và để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người, tài sản và ngân sách nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triể n mọi mặt đời sống xã hội của đất nước.
    Khác với các loại hoạt động thông thường khác, công vụ là hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước. Nó được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước và nhằm sử dụng quyền lực đó để thực hiện các nhiệm vụ quản lý của nhà nước. Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức và tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự có tính chất thứ bậc chặt chẽ thủ tục, chính quy và liên tục.

    Công vụ là một loại lao động xã hội, là công việc nhà nước (hoạt động nhà
    nước) mang tính tổ chức, quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm bảo đảm thực hiện các
    chức năng của nhà nước trong quá trình quản lý các mặt hoạt động của đời sống xã hội và mang tính phục vụ xã hội, phục vụ công dân. Công vụ trong hành chính nhà nước là một bộ phận của công vụ nói chung.
    Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực công, tính pháp lý của tất cả các công chức (người làm công cho Nhà nước) nhằm bảo đảm cho xã hội vận hành có điều hoà, điều chỉnh.
    Hoạt động công vụ của công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định pháp luật khác có liên quan.
    b. Đặc trưng cơ bản của công vụ
    Từ góc độ khoa học hành chính mà xem xét, công vụ có những tính chất, đặc điểm cơ bản sau:
    Một là, công vụ trước hết là hoạt động có tính phục vụ. Hoạt động hành chính thực chất là nhằm đư a các chính sách, pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cả các cơ quan khác có thẩm quyền ban hành vào đời sống xã hội; do đó, công vụ mang tính chất phục vụ quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đồng thời, hoạt động hành chính còn mang tính chất phục vụ dân chúng đáp ứng các quyền chủ thể của cá nhân, tổ chức; cung cấp các dịch vụ hành chính cho các cá nhân, tổ chức.
    Hai là, hoạt động công vụ của cán bộ, công chức có tính chuyên nghiệp. Tính chất này bắt nguồn từ những đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước, của các bộ phận hành chính trong các cơ quan khác của nhà n ước nhằm bảo đảm cho hoạt động nhà nước đư ợc ổn định, liên tục có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Điều này đòi hỏi để thực thi công vụ các công chức phải được đào tạo và bồi dư ỡng chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng hành chính thường xuyên.
    Ba là, hoạt động công vụ của công chức là những hoạt động không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội như ng đó là hoạt động bảo đảm các điều kiện, hỗ trợ, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần trong xã hội.
    Bốn là, hoạt động công vụ được bảo đảm bằng ngân sách nhà nư ớc.
    Năm là, hoạt động công vụ nhà nư ớc được điều chỉnh bằng pháp luật, chủ yếu là các quy phạm của luật hành chính. Hoạt động công vụ nhà nứơc dù quan niệm theo cách nào thì đó vẫn là hoạt động gắn với quyền lực, do đó để hạn chế lạm dụng quyền lực phải đặt quyền lực trong một giới hạn, một khuôn khổ nhất định. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của pháp luật. Pháp luật điều chỉnh những khía cạch căn bản nhất của nền công vụ nhà nước.
    Những đặc điểm này xác định hoạt động công vụ của cán bộ, công chức nh ư một dạng hoạt động chuyên biệt, chuyên nghiệp, gắn với quyền lực nhà n ước và mang tính phục vụ, khác với những hoạt động chính trị, với các loại hoạt động sản xuất
    Trong thi hành công vụ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
    - Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
    - Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
    - Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
    Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
    2. Nền công vụ
    Nền công vụ là một hệ thống gồm tất cả công vụ và các đ iều kiện (quyền lực pháp lý) để cho công vụ được tiến hành.
    Nền công vụ gồm:
    - Hệ thống pháp luật quy định các hoạt động của các cơ quan thực thi công vụ (cơ quan thực thi quyền hành pháp). Hệ thống này bao gồm Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩmquyền ban hành.
    - Hệ thống văn bản pháp quy quy định cách thức tiến hành công vụ (thủ tục, quy tắc, quy chế, điều kiện) do Chính phủ hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành.
    - Công chức - hạt nhân của nền công vụ - chủ thể tiến hành các công vụ cụ thể.
    - Công sở - nơi tổ chức tiến hành các công vụ.


    II. CÔNG CHỨC
    1. Khái niệm, phân loại công chức
    a. Khái niệm công chức
    Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm và o ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
    chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...