Chuyên Đề chuyên đề cao cấp chính trị Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lãnh vực đời sống của xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước cho đến khi chủ nghĩa xã hội đã tạo ra được những cở sở của mình trong các lãnh vực của đời sống xã hội.
    Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử. Bởi vì chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của hình thaí kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa không thể tự phát ra đời trong lòng xã hội cũ. Chủ nghĩa tư bản dù phát triển ở trình độ cao cũng chỉ tạo ra những tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, còn bản thân công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thông qua quá trình đấu tranh gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm giành lấy chính quyền nhà nước và sử dụng bộ máy nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng.
    Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu ra hai kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Dù là trực tiếp hay gián tiếp đều phải trải qua một quá trình gay go, phức tạp, lâu dài. Ở mỗi nước do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau mà độ dài, ngắn của thời kỳ quá độ có khác nhau. Cần phải có một thời kỳ quá độ lâu dài để đổi mới nền sản xuất xã hội. Cần có thời gian mới thay đổi căn bản trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội và phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quan quản lý theo kiểu tiểu tư sản và tư sản.
    Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước có những nét đặc thù do điều kiện lịch sử cụ thể đất nước đó. Nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản và nhân dân mỗi nước là vận dụng nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể phù hợp với đặc điểm và truyền thống qúy báu của nước mình đồng thời tận dụng các ưu thế của thời đại để định ra mục tiêu tổng quá, phương hướng và bước đi thích hợp nhằm thực hiện thành công bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Lênin cho rằng: tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi nhưng các dân tộc tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội
    Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có đặc điểm nổi bật nhất là những nhân tố của xã hội mới và tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen lần nhau, đấu tranh trên mọi lãnh lực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng, tập quá trong xã hội . Có thể hiểu rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như cơn đau đẻ kéo dài và suy cho cùng thì cái quyết định là năng suất lao động. Nó thể hiện:
    Về chính trị: cái bản chất nhất thời của thời kỳ quá độ là sự quá độ về chính trị, ở đó nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập, cũng cố và ngày càng hoàn thiện.
    Về kinh tế: Đó là một nền kinh tế nhiều thành phần. Trong thời kỳ này, bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa còn có những thành phần kinh tế khác, trong đó có cả những thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Gắn liền với các thành phần kinh tế là cơ cấu xã hội với nhiều giai tầng có lợi ích căn cản khác nhau thậm chí đối lập nhau.
    Về mặt xã hội: Trong thời kỳ này còn có sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, lao động trí óc và lao động chân tay, vấn đề bình đẳng và công bằng xã hội cần phải được xác lập dần dần.
    Về mặt văn hóa -tư tưởng: Bên cạnh lối sống, nền văn hóa mới vừa hình thành còn tồn tại những tàn tích của nền văn hóa cũ, lối sống cũ, tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động gây cản trở không nhỏ cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc sau khi mới được giải phóng.
    Ở nước ta, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, nó thể hiện ở cả hai mặt lý luận và thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...