Tài liệu Chuyên đề các dịch vụ trực tiếp hành chính công[Tham khảo làm luận văn]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân cấp trách nhiệm theo chức năng đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ hành chính
    như đăng ký hộ khẩu và các cơ sở cung cấp dịch vụ trực tiếp như y tế và giáo dục là một
    đặc trưng trong quá trình phân cấp quyền hạn ở Việt Nam. Mô hình một cửa đã được
    thực hiện phổ biến, giúp cho khả năng tiếp cận các dịch vụ hành chính dễ dàng hơn và
    mô hình này đã thành công với quy mô lớn. Một chương trình khá tham vọng về đơn
    giản hóa thủ tục hành chính được biết đến với tên gọi là Đề án 30 có nhiều hứa hẹn và
    được ủng hộ về mặt chính trị từ những cấp cao nhất - cộng đồng doanh nghiệp đã và
    đang đóng góp rất tích cực trong việc làm cho các nhà hoạch định chính sách rõ được
    những lợi ích mà Đề án này mang lại. Nhìn chung, có thể nói rằng các dịch vụ hành
    chính đang được cải thiện, mặc dù mức độ cải thiện ở các tỉnh có kinh tế phát triển hơn
    thường nhanh hơn.

    Mặc dù áp lực giữa quyền tự chủ và yêu cầu về tiêu chuẩn làm cho quá trình phân cấp
    trao quyền đặc biệt phức tạp, nhưng quá trình phân cấp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ
    vẫn thu được kết quả một cách đáng kể. Tình trạng thông tin không đầy đủ còn phổ biến,
    và đòi hỏi phải có các cơ chế đủ mạnh về trách nhiệm giải trình từ dưới lên thông qua
    các tiêu chuẩn quốc gia để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Các chính sách khuyến khích
    không thống nhất dẫn đến chi tiêu quá mức đối với thuốc men và một số quy trình điều
    trị. Khả năng tham gia của các đơn vị cung cấp dịch vụ không thuộc khu vực nhà nước
    nhìn chung là tích cực, nhưng lại nảy sinh các vấn đề mới về kiểm soát chất lượng. Các
    cơ chế về trách nhiệm giải trình hướng xuống dưới, đặc biệt là thông qua việc áp dụng
    các điều tra như MSHGĐ và Phiếu lấy ý kiến người dân về chất lượng dịch vụ (Citizen’s
    Report Cards), có thể bổ sung cho hệ thống trách nhiệm giải trình hướng lên trên. Nói
    chung, các điều tra cho thấy xu hướng cải thiện nhưng đồng thời cũng cho thấy người
    dân ngày càng đòi hỏi cao hơn.
    Việc áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính ngày càng tăng cũng đặt ra vấn đề về tác động
    của phân cấp trao quyền đối với người nghèo và nhóm đối tượng thiệt thòi. Đồng thời
    nhận thức về tham nhũng, đặc biệt trong lĩnh vực y tế cũng làm nảy sinh những lo ngại
    về tính công bằng.
    56
    các thể chế hiện đại
    hiện theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất là
    phân cấp trách nhiệm đối với các đơn vị hành
    chính thường trực thuộc chính quyền địa phương
    hoặc các đơn vị thuộc bộ. Trong chương trước,
    chúng ta đã xem xét môi trường chính sách ở cấp
    địa phương thông qua quy trình lập kế hoạch,
    chương này sẽ tập trung thảo luận trách nhiệm
    được phân cấp để thực hiện các chính sách đó.
    Các đơn vị hành chính phụ trách các dịch vụ như
    đăng ký hộ tịch và cấp các văn bản chính thức
    khác thường không có tính tự chủ như các cơ
    quan khác được thảo luận trong Báo cáo Phát
    triển Việt Nam lần này. Việc phân công trách
    nhiệm đối với các đơn vị này lại là bước đầu
    nhằm chấn chỉnh lại mối quan hệ giữa nhà nước
    và người dân, và định hướng lại trách nhiệm giải
    trình đối với người dân và doanh nghiệp.
    Hình thức phân cấp chức năng thứ hai được đề
    cập trong chương này là phân cấp trách nhiệm
    cho các cơ sở cung cấp dịch vụ như cơ sở y tế
    và trường học. Các tiêu chuẩn thống nhất về chất
    lượng ngay từ đầu được đảm bảo thông qua việc
    cung cấp trực tiếp các dịch vụ này. Nhưng để
    nâng cao mức độ linh hoạt trong việc cấp tài
    chính và để tranh thủ được sự cạnh tranh, trách
    nhiệm được phân cấp cho các đơn vị cung cấp
    dịch vụ có khả năng tự hạch toán ngày càng cao.
    Áp lực giữa khả năng tự chủ và trách nhiệm giải
    trình đặc biệt quan trọng đối với các loại dịch vụ
    thiết yếu vì chỉ cần thiếu trách nhiệm giải trình
    sẽ có thể làm giảm chất lượng và tác động mạnh
    đến nhận thức xã hội về tính công bằng trong
    việc cung cấp các dịch vụ này.
    Các dịch vụ hành chính
    Năm 2001, các đơn vị hành chính đã có quyền
    quyết định đáng kể đối với khoản ngân sách hỗ
    trợ của chính phủ dành cho chi phí hành chính
    và lương nhân viên. Ngoài ra, các đơn vị này
    được phép sử dụng các khoản tiết kiệm từ chi
    phí để tăng thu nhập cho nhân viên trong giới
    hạn cho phép. Năm 2005, những quyền này còn
    được tăng cường hơn nữa.
    Mặc dù quyền hạn đã được phân cấp cho các
    đơn vị hành chính để thực hiện một số chức năng
    nhất định và quản lý các hoạt động liên quan,
    nhưng nhiều trường hợp chính quyền trung ương
    lại làm ngược lại bằng cách áp đặt cơ chế quản
    lý tập trung nhằm cải thiện tính hiệu quả. Điển
    hình trong cách làm như vậy là quy trình đang
    được thực hiện nhằm cải cách các thủ tục hành
    chính với người dân và các doanh nghiệp. Các
    chương trình cải cách này được bắt đầu vào
    những năm 1990 và đã được chính phủ thúc đẩy
    mạnh cho tới năm 2006 khi Việt Nam chuẩn bị
    gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện
    nay, một chương trình cải cách đang được thực
    hiện nhằm đơn giản hóa, công khai và cải thiện
    quy trình tham vấn liên quan đến các thủ tục
    hành chính cũng nhận được sự ủng hộ của lãnh
    đạo cấp cao.
    Mô hình một cửa
    Giải pháp đầu tiên trong quá trình cải cách được
    xác định đơn giản là làm sao để người dân và
    doanh nghiệp có thể làm việc với nhà nước một
    cách dễ dàng hơn thông qua áp dụng mô hình
    một cửa. Ngay tên của mô hình này đã cho thấy
    ý tưởng là giúp người dân và doanh nghiệp hạn
    chế việc đi lại đến nhiều cơ quan khác nhau
    đề làm các thủ tục hành chính, từ công chứng
    văn bản đến đăng ký quyền sử dụng đất cho
    đến đăng ký kinh doanh. Mô hình một cửa đầu
    tiên đã được thử nghiệm với sự hỗ trợ của các
    nhà tài trợ vào năm 1996 tại thành phố Hồ Chí
    Minh, bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như:
    đăng ký kinh doanh, xin giấy phép xây dựng, xin
    giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền
    sở hữu nhà ở, xin cấp phép cho các hoạt động
    văn hóa, công chứng, tư vấn và trợ giúp pháp
    lý, giải quyết khiếu nại và tố cáo và các vấn đề
    xã hội khác. Đến cuối những năm 1990 và đầu
    những năm 2000, công tác thí điểm đã được triển
    khai tiếp tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và
    Ninh Bình. Đến năm 2003, mô hình này đã được
    áp dụng rộng rãi. Năm 2003, Thủ tướng Chính
    phủ đã ban hành một quyết định về thực hiện
    bắt buộc mô hình một cửa tại tất cả 11.000 quận
    huyện và xã phường của Việt Nam, bao gồm bốn
    sở cấp tỉnh, sáu thủ tục cấp huyện và bốn thủ tục
    cấp xã. Sau đó, năm 2007, mô hình một cửa đã
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...