Tài liệu Chuyên đề 5: Thơ 1954 - 1975

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề 5: Thơ 1954 - 1975

    Vấn đề 3: SÓNG (Xuân Quỳnh)

    “Em trở về đúng nghĩa trái tim em
    Là máu thịt đời thường ai chẳng có
    Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
    Nhưng biết yêu anh cả khi đã chết rồi.”
    Xuân Quỳnh
    A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
    1/ Biển, sóng là những đối tượng của thiên nhiên. Sự to lớn, huyền ảo trong sự
    vận động không ngừng nghỉ và khả năng tồn tại Vĩnh Hằng như vũ trụ đã làm cho nó có khả
    năng diễn đạt được khái niệm tình yêu: Một phạm trù “biến ảo như hư vô, như là rất
    thực”một mơ ước mà con người gửi gấm: “Sau khi anh chết rồi, tình yêu còn mãi mãi”.
    Ở khổ một Xuân Quỳnh đã phát hiện tính đối cực trong một chỉnh thể: Ngày và đêm, buồn vui, dữ dội và êm dịu, ồn ào và lặng lẽ của “sóng”.Đây chính là tâm hồn đang yêu tự nhận thức về những biến động khác thường của lòng mình và nó khao khát được ra biển mênh mông để giải thích trạng thái không bình thường nhưng vốn dĩ rất thường ấy khi “nỗi khát vọng tình yêu” là “bồi hồi trong ngực trẻ”.
    Cứ như một câu chuyện cổ tích: Con sóng ở một nơi nào đó trên đất liền, nó không lý giải được bản chất của mình, nó tìm ra biển lớn, sau đó nó lại tìm về với bờ để thoả nỗi khao khát của nỗi nhớ.
    Nỗi nhớ rất “con gái” nhưng cũng rất mãnh liệt, nó dễ thương hồn hậu nhưng đắm sâu nghĩ suy chín chắn: “ em nghĩ về biển lớn”. Nỗi nhớ ấy thao thức trong thời gian : “ Dẫu xuôi về phương bắc, Dẫu ngược về phương nam” và nó có một phương định hướng khá lạ “ Hướng về anh một phương”Nỗi nhớ ấy có nhiều cấp độ nhiều cung bậc nó có thể biểu lộ ra hoặc đắm sâu như: con sóng “ dưới lòng sâu” hoặc “trên mặt nước”.
    - “Ở ngoài kia đại dương” không chỉ một con sóng riêng tư mà “ trăm ngàn con sóng” trong quần thể sóng cũng da diết nhớ bờ, cũng hy vọng mãnh liệt sẽ vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã: “con sóng nào chẳng tới bờ.Dù muôn vời cách trở”.Chính vì thế, mà cái riêng, khi tan trong cái chung nó trở thành bất tử, chủ thể trữ tình mơ ước: “ Làm sao được tan ra còn vỗ”.
    - Có những câu thơ mộc mạc dễ thương như sự bối rối của trẻ con:
    - “Sóng bắt đầu từ gió khi nào ta yêu nhau.” Càng tìm hiểu tình yêu bằng cách truy nguyên cội rễ để giải thích thì tình yêu càng khó nắm bắt và độ chính xác là cách hiểu đúng đắn nhất.
    - Có những lúc hình ảnh trường dụ “Sóng” đã không thể chứa đựng hết cảm xúc trong lòng, nhà thơ xuất hiện xưng “em” và gọi “anh”.




    Lòng em nhớ đến anh,
    Cả trong mơ còn thức.

    2/ Những câu thơ cuối như chùn xuống sâu lắng; khi nghĩ đến nỗi khát vọng tình yêu tuổi trẻ sẽ bị quy luật nghiệt ngã của thời gian đào thải. Niềm hạnh phúc gắn với âu lo khắc khoải.
    Nhà thơ mơ ước được sống vĩnh hằng khi hóa thân thành sóng “ Giữa biển lớn tình yêu” bất chấp dòng chảy của thời gian “Để ngàn năm còn vỗ”. Trong bài “ Biển” của Xuân Diệu, các phạm trù thời gian vĩnh cửu cũng được ông nhắc nhiều như thể hiện một nỗi khát khao để cho thời gian lưu cửu mãi mãi tình yêu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...