Tài liệu Chuyên đề 4 [Ôn tập] - Những vấn đề cơ bản về pháp luật và pháp chế XHCN Việt Nam

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1) Quan niệm về pháp chế.

    a. Khái niệm về pháp chế.

    Trong sách báo pháp lý ở nước ta, thuật ngữ pháp chế đang được sử dụng với những nội dung khác nhau:

    - Có tác giả quan niệm: Pháp chế chính là sự đòi hỏi cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân phải thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình.

    - Có học giả cho rằng, Pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các lổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách triệt để và chính xác.

    - Một số học giả khác lại quan niệm pháp chế chính là pháp luật, nhưng không phải pháp luật trên giấy mà là pháp luật đang sống, nghĩa là ở trạng thái tác động vào đời sống xã hội.

    Chính trên cơ sở này mà pháp luật mới có được một giá trị to lớn với tư cách là hình thức tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội, các thiết chế nhà nước. Đó chính là ý nghĩa của Nhà nước pháp quyền được hiểu như một trạng thái được bảo đảm cao về mặt pháp chế của xã hội. Ở đó, tổ chức chính trị, hoạt động kinh tế, đời sống tình thần được đảm bảo bằng pháp luật và trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Ở đó, xã hội tránh được những yếu tố ngẫu nhiên và hạn chế được đến mức tối đa tính tự phát. Nhận thức lý luận như vậy về pháp chế có giá trị thực tiễn to lớn đối với nhu cầu hiện nay về củng cố chế độ xã hội và phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định chính trị. Một phương thức không thể thiếu để bảo đảm sự ổn định đó là củng cố pháp chế, sử dụng pháp luật để trật tự hoá, ổn đính hoá các quan hệ xã hội theo định hướng phát triển tiến bộ.

    Như vậy, cách hiểu pháp chế như là mức độ 'được thể chế hoá của xã hội cho phép sử dụng nó như một phương thức để nâng cao tính pháp lý của Nhà nước, của các thiết chế chính trị và thiết chế xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...