Chuyên Đề Chuyện chưa kể về dân tộc Chứt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trước năm 1958, người dân huyện Hương Khê, Hà Tĩnh chưa biết ở trong địa bàn có cộng đồng người Chứt sinh sống. Một thời gian dài, một số người đã xuống một số khu chợ ở Hương Khê đổi chim thú săn bắn được để lấy gạo, muối, dao, rựa Từ đó, cuộc “hành quân” đi tìm dân tộc lạ bắt đầu. Người Chứt ở Hương Khê được phát hiện, tuy nhiên phải đến năm 1992, các nhà khoa học mới chính thức xác định dân tộc Chứt chính là dân tộc đang sinh sống ở khu vực miền núi thuộc huyện Hương Khê.


    VnMedia xin gửi tới bạn đọc loạt bài về quá trình tìm kiếm, phát hiện và những nỗ lực đưa tộc người Chứt hòa nhập cộng đồng đầy gian khó .


    Những “vị khách” đặc biệt


    Ông Phan Văn Đệ, nguyên chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, khoảng tháng 4 năm 1958, một số người dân lên UBND huyện trình báo về việc có một số người ăn mặc rách rưới vào địa phận của huyện rồi nhảy lên xe goòng (loại xe chạy bằng đường ray, dùng để chở khách những đoạn ngắn). Nhưng khi hỏi đến tiền xe, tất cả đều lắc đầu nguầy nguậy, đáp lại bằng tiếng Kinh trọ trẹ: “Bọn ta làm gì có tiền. Nếu ta không đi, xe vẫn cứ chạy cơ mà”. Sau đó, có nhiều người khác cũng lên trình báo về những người lạ mặt vào ăn phở, cắt tóc cũng quỵt tiền.


    Những người lạ mặt đó là ai, từ đâu đến, và đến vì việc gì, cả huyện Hương Khê xôn xao bàn tán. Người nói ra, nói vào, trăm ngàn cái ý kiến lớn nhỏ. Có người thì bảo đó là những người dân tộc Rục, dân tộc Cọi từ Quảng Bình di cư sang, người lại đoán đó chính là người Lào Có mấy bà tiểu thương ở các xã vùng sâu vùng xa lên huyện buôn bán khi nghe chuyện lại cho biết thêm rằng những người mang dáng dấp như được kể thỉnh thoảng năm thì mười họa có ra chợ Un, chợ Đồn (thuộc xã Lộc Yên, Hương Khê) trao đổi con thỏ, con gà săn được để lấy muối, lấy gạo. Nhiều cán bộ đi tuần tra biệt kích trên rừng cũng làm câu chuyện thêm màu sắc khi kể về những người đi săn mà họ phát hiện được. Những người đi săn mà họ nhìn thấy đều ăn mặc rách rưới hoặc trên mình không mảnh vải che thân.


    Chính quyền huyện Hương Khê chính thức vào cuộc. Cuối năm 1958, một số cán bộ huyện được phân công đi tìm hiều những vị khách bí ẩn. Người dân Hương Khê cũng được thông báo để lúc nào thấy những người lạ mặt này thì thông báo ngay cho chính quyền. Phải mất có khi cả tháng, những vị khách bí ẩn mới xuất hiện. Nhưng khổ nỗi, vốn tiếng Kinh của họ quá ít, chỉ đủ để chào, đổi thú rừng lấy gạo. Không ai giao tiếp nổi với họ. Những người biết tiếng Lào được mời đến, nhưng cũng chỉ nhìn nhau lắc đầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...