Luận Văn Chuyên chở hàng hóa trong kinh doanh thương mại quốc tế bằng đường biển

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên chở hàng hóa trong KD TM quốc tế bằng đường biển



    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngành công nghiệp Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
    Thực tế các năm qua đã chứng minh điều này. Sản xuất của Ngành tăng trưởng nhanh ; kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu theo hướng có tích luỹ ; thu hút ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.
    Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với thế giới và khu vực, để phát triển ngành Dệt May Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Theo Hiệp định ATC/WTO, từ 1/1/2005 các nước phát triển sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu cho các nước xuất khẩu hàng Dệt May là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi đó các cường quốc xuất khẩu hàng Dệt May như ấn Độ, Indonesia, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc . và đặc biệt là Trung Quốc sẽ có lợi thế xuất khẩu thế giới. Theo Hiệp định AFTA, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng Dệt May từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm xuống từ 40 – 50% như hiện nay xuống còn tối đa là 5%, khi đó thị trường nội địa hàng Dệt May Việt Nam không còn được bảo hộ trước hàng nhập từ các nước trong khu vực. Như vậy, hàng Dệt May Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt so với các nước xuất khẩu hàng Dệt May.
    Có thể thấy rằng ngành Dệt May Việt Nam đang thiếu chiều sâu cho sự phát triển của Ngành. Trong khi ở các nước phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành Dệt May mà họ có được thông qua vốn và công nghệ thì ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn chỉ là ngành sử dụng lao động rẻ. Từ đó, chúng tôi đã quyết định chọn Công Nghệ Dệt May Việt Nam làm đề tài cho tiểu luận của nhóm. Qua đây, chúng tôi muốn nhìn nhận lại tình hình công nghiệp dệt may Việt Nam và xin đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển ngành đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.
    v Bố cục tiểu luận được chia làm 2 phần :

    Phần I : Công nghệ dêt may Việt Nam

    A. Đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.
    B. Thiết bị, công nghệ ngành dệt may Viêt Nam.

    Phần II : Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO
    A. Quan điểm và mục tiêu tổng quát phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010.
    B. Một số vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO.
    C. Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010.
    D. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2010.

    Do thời gian nghiên cứu ngắn, cộng với sự phức tạp của đề tài nên nhóm không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo cùng toàn các bạn.



    Phần I

    Công nghệ dêt may Việt Nam


    A. Đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp dệt may việt nam
    1. Những kết quả đã đạt được của Ngành.
    Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của đất nước và tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả hơn trong những năm tới. Trong những năm qua, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp Dệt May trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên. Nếu trong năm 1985 giá trị sản xuất toàn ngành chỉ chiếm 5,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp thì năm 2000 đã chiếm tới 7,86% (tính theo giá cố định 1994).
    Bảng 1 : Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp Dệt May trong công nghiệp Việt Nam (theo giá cố định 1994).
    1995 1996 1997 1998 1999 2000
    Toàn bộ công nghiệp 100 100 100 100 100 100
    Công nghiệp dệt 5,97 5,40 5,40 5,53 5,56 4,81
    Công nghiệp may 2,85 2,88 3,22 3,09 3,01 3,05
    Nguồn: Niên giám thống kê 2000
    Ngành công nghiệp Dệt May là một trong những ngành góp phần quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
    Bảng 2 : Tỷ trọng KNXK ngành Dệt May trong tổng KNXK của ngành công nghiệp (1996 – 2000).
    1996 1997 1998 1999 2000
    Công nghiệp Dệt May (%) 15,92 15,04 14,5 15,17 13,1
    Nguồn : Tổng cục hải quan
    Mặc dù tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu không tăng qua các năm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Ngành liên tục tăng. Nếu trong năm 1985, tổng kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp Dệt May là 850 triệu USD, đến năm 2000 đã lên tới 1.892 triệu USD, chiếm hơn 13% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô.
    Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May (1996 – 2000).
    1996 1997 1998 1999 2000
    Giá trị KNXK của Ngành
    (Triệu USD) 1150 1350 1352 1747 1892
    Nguồn: Tổng cục hải quan
    Sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt May còn có tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, qua đó góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và ổn định xã hội. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện tính ưu việt của ngành này khi kinh tế đang còn kém phát triển, khả năng đầu tư giải quyết việc làm còn hạn chế. Sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt May còn có tác động tích cực đến sự phát triển của một số ngành khác, chẳng hạn như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số vùng, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
     
Đang tải...