Thạc Sĩ Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
    sau hai năm học tập tại trường Đại học kinh tế, được sự đồng ý của Trường Đại học
    kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn PGS.TS
    Phí Mạnh Hồng, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Chương trình xây
    dựng Nông thôn mới tại thành phố Hà Giang”.
    Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
    hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn trong tập thể
    lớp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
    thành tới:
    Ban giám hiệu, Khoa kinh tế chính trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
    tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
    PGS.TS Phí Mạnh Hồng, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo,
    động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
    hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
    Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp cao học kinh tế
    QLKT đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện.
    Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
    những đóng góp quý báu để hoàn thiện bài luận văn này.

    Hà Nội, tháng 8 năm 2015



    Nguyễn Thế Toàn

    MỤC LỤC

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG ii
    DANH MỤC HÌNH iii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
    THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT
    NAM . 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 5
    1.2. Cơ sở lý luận của chương trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam 24
    1.2.1. Một số khái niệm . 24
    1.2.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới . 27
    1.2.3. Nội dung và các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới . 28
    1.2.4. Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới . 35
    Sáu nguyên tắc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
    thôn mới 35
    1.3. Kinh nghiệm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa
    phương 36
    1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM rút ra từ cách làm ở xã Khánh Thành,
    huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 39
    1.3.2. Tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 40
    1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre . 43
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 45
    2.1. Phương pháp luận chung 45
    2.2. Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn 45
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu, khảo sát . 46
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu . 46
    2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu . 46
    2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 47

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
    MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ GIANG . 49
    3.1. Đặc điểm của khu vực nông thôn ở thành phố Hà Giang 49
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hà giang . 49
    3.1.2. Điều kiện tự nhiên của ba xã ngoại Thành ; . 49
    3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 50
    3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại các xã ngoại thành TP Hà Giang . 55
    3.2.1.Thực trạng thực hiện chương trình xây dựng NTM (Lập kế kế hoạch
    triển khai chương trình giám sát, đánh gia): . 55
    3.2.2. Quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Giang . 59
    3.2.3 Kết quả thực hiện đề án chương trình xây dựng nông thôn mới của thành
    phố Hà Giang 64
    3.2.4. Phân tích hiện trạng nông thôn ở TP. Hà Giang theo 19 tiêu chí 78
    3.3. Đánh giá chung về quá trình xây dựng nông thôn mới tại các xã ở Hà Giang 99
    3.3.1. Những kết quả tích cực 99
    3.3.2. Những yếu kém, bất cập và nguyên nhân . 103
    3.2.2. Nguyên nhân . 105
    3.2.3.Rút Ra bài học nghiệm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa
    bàn Thành phố Hà Giang . . 108
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH XÂY
    DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG 110
    4.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyên, vân động trong nhân 110
    4.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch nông thôn . 110
    4.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn 111
    4.4. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường an ninh quốc
    phòng 111
    4.5. Củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất 112
    4.6. Giải pháp về vốn 116
    4.7. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới . 118
    KẾT LUẬN . 119
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 122 i

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ANTT An ninh trật tự
    2 BCĐ Ban chỉ đạo
    3 BCH TW Ban chấp hành trung ương
    4 BHYT Bảo hiểm Y tế
    5 BNN&PTNT Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn
    6 BTVĐU Ban thường vụ Đảng ủy
    7 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
    8 CSHT Cở sở hạ tầng
    9 ĐTDĐ Điện thoại di động
    10 EU Liên minh Châu Âu
    11 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    12 GTVT Giao thông vận tải
    13 HGĐ Hộ gia đình
    14 MTTQ Mặt trận tổ quốc
    15 NDT Nhân dân tệ
    16 NTM Nông thôn mới
    17 THCS Trung học cơ sở
    18 THPT Trung học phổ thông
    19 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    20 TP Thành phố
    21 UBND Ủy ban nhân dân
    22 VH – TTDL Văn hóa – thể thao du lịch
    23 XDNTM Xây dựng nông thôn mới
    ii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT Bảng Nội dung Trang
    1
    Bảng 1.1
    Kết quả hoạt động đào tạo trong phong trào Saemaul
    Udong
    13
    2
    Bảng 3.1
    Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của Phương
    Thiện, Phương Độ và Ngọc Đường ( 31/12/2014)
    51
    3
    Bảng 3.2
    Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 Thành phố Hà
    Giang
    53
    4
    Bảng 3.3
    Thực trạng dân số và lao động Thành phố Hà Giang
    theo đơn vị hành chính năm 2014
    54
    5 Bảng 3.4 Thực trạng các tiêu chí NTM năm 2009 - 2010 64
    6 Bảng 3.5 Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM đến năm 2014 65
    7
    Bảng 3.6
    Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã
    Phương Thiện
    68
    8
    Bảng 3.7
    Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã
    Phương Độ
    73
    9
    Bảng 3.8
    Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã
    Ngọc Đường
    76
    10
    Bảng 3.9
    Kết quả huy động nguồn lực XDNTM giai đoạn
    2010- 2012
    76
    11
    Bảng 3.10
    Cơ cấu sử dụng các nguồn vốn NS cho các hạng mục
    đầu tư chủ yếu tại 3 xã giai đoạn 2010 – 2012
    78
    iii

    DANH MỤC HÌNH

    STT Hình Nội dung Trang
    1 Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý chương trình xây dựng NTM 62
    2
    Hình 4.1
    Mô hình chăn nuôi gà thịt – Hình thức trang trại, Tổ
    hợp tác
    115
    3
    Hình 4.2
    Mô hình trồng rau chuyên canh theo hướng
    VietGAP
    116



    4.7. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. 1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc,
    giúp cho Việt Nam từ chỗ là một quốc gia nhập khẩu về lương thực đã vươn lên
    thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về lúa, gạo và một số mặt hàng
    nông sản khác. Sự tăng trưởng khá ổn định của nông nghiệp trong suốt một thời kỳ
    dài đã góp một phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
    Tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn giảm nhanh, mức sống chung của đông đảo
    nông dân được cải thiện. Đời sống kinh tế-xã hội ở nông thôn đã có những chuyển
    biến quan trọng theo hướng hiện đại.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực phát triển nông
    nghiệp và nông thôn vẫn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh nền
    kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới: chất lượng và hiệu quả
    tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp; sức cạnh tranh quốc tế của các mặt hàng nông sản
    Việt Nam hạn chế; phân bổ và sử dụng đất đai còn quá nhiều bất cập; năng lực khoa học
    – công nghệ cũng như chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Sự phát triển của khu vực
    nông thôn nói chung không được dựa trên một quy hoạch bài bản; kết cấu hạ tầng như
    giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước còn yếu kém; tình trạng ô nhiễm
    môi trường đang nhanh chóng gia tăng. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân
    nhìn chung còn thấp, khoảng cách thu nhập giữa thành thị - nông thôn có xu hướng
    doãng ra và phân hóa giàu nghèo ngay ở khu vực nông thôn gia tăng Tất cả những điều
    này it nhiều đều có tác động xấu đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn
    Việt Nam. Trong điều kiện như vậy, chương trình xây dựng nông thôn mới được đưa ra
    Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương
    trình cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp
    hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là
    Chương trình mục tiêu Quốc gia mang tính toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển
    lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, 2

    xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Chương trình này đã được triển khai thí
    điểm ở các xã thuộc các Tỉnh, Thành khác nhau, trong đó có Hà Giang.
    Thành phố Hà Giang là một thành phố gần vùng biên giới, kinh tế còn khó
    khăn, dân cư sống ở vùng nông thôn sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu. Toàn
    Thành Phố có 3 xã và 5 Phường với mức độ đô thị hóa còn chậm, chủ yếu là diện
    tích thuộc khu vực nông thôn. Nghiên cứu vấn đề nông thôn mới ở thành phố cũng
    chính là nghiên cứu nông thôn mới tại 3 xã của Thành phố Hà Giang.
    3 xã nông thôn ở TP Hà Giang có diện tích đất tự nhiên lớn, thuận lợi cho việc
    phát triển kinh tế Tuy nhiên cả 3 xã đều có điểm xuất phát thấp, kinh tế kém phát
    triển, thu nhập bình quân đầu người thấp khoảng 12 triệu đồng/người/năm so với 24,7
    triệu đồng/ người/năm của khu vực nội thị. Ở đây, có nhiều dân tộc chung sống lâu
    đời, trong đó có một số dân tộc ít người như: dân tộc Mông, Dân tộc Dao trình độ văn
    hóa thấp và không đồng đều; tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu.
    Chính vì vậy thành phố Hà Giang xem việc triển khai chương trình xây dựng
    nông thôn mới ở 3 xã trên là nhu cầu tất yếu và là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và
    chính quyền thành phố Hà Giang trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng nông thôn mới
    ở 3 xã vừa nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch mọi mặt giữa thành thị và nông
    thôn, vừa nhằm phát huy thế mạnh của khu vực nông thôn để thúc đẩy sự phát triển
    bền vững chung của toàn thành phố.
    Tuy vậy, do nhiều lý do, việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở
    thành phố Hà Giang vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Việc tháo gỡ các khó khăn này, và
    triển khai các giải pháp nhằm thúc đầy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
    thành phố Hà giang đang trở nên bức thiết. Chính vì lý do này, tôi chọn vấn đề
    “Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Hà Giang” làm đề tài nghiên
    cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy
    quá trình xây dựng nông thôn mới ở thành Phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang trong
    những năm tới. 3

    2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu trên cần có những nhiệm vụ nghiên cứu sau
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng nông thôn mới
    tại Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại 3 xã của thành Phố Hà
    Giang, tỉnh Hà Giang;
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trìnhh xây dựng nông thôn
    mới tại các xã nói trên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: quá trình thực hiện chương trình xây
    dựng nông thôn mới ở các xã ngoại thành, thành Phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu thực tiễn xây dựng nông
    thôn mới và các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại 3 xã đang thí
    điểm chương trình xây dựng nông thôn mới là: Xã Ngọc Đường, xã Phương Thiện ,
    xã Phương Độ của thành phố Hà Giang (Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc
    nghiên cứu trong 4 năm từ 2010 đến 2014).
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp luận chung: Phép biện chứng duy vật được vận dụng cụ thể,
    phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận văn
    - Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn:
    - Phương pháp phân tích – tổng hợp
    - Phương pháp thống kê miêu tả
    - Phương pháp điều tra xã hội học
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
    luận văn được kết cấu thành 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của
    chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới trên
    địa bàn thành phố Hà Giang
    Chương 4: Một số giải pháp nhăm các giải pháp đề xuất đẩy mạnh xây dựng
    chương trình nông thôn mới tại Thành Phố Hà Giang
     
Đang tải...