Tiểu Luận Chương Trình NĐH XM Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương Trình NĐH XM Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU

    Xe máy đang trở nên phổ biến tại Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn,từ các thành phố lớn đến miền núi. Ngày nay, chuyện mua sắm xe máy không còn là vấn đề lớn do đời sống người dân tăng, giá thành xe giảm . Chiếc xe không chỉ là một phương tiện đi lại , đi làm, đi ăn mà còn đối với nhiều người nó còn là một vật trang sức , nhất là đối với giới trẻ.
    Lưu lượng xe ngày một tăng với nhiều chủng loại xe khác nhau như Honda, Suzuki, Yamaha, Loncin, Lifan Điều này đã chứng tỏ VN là một thị trường tiềm năng to lớn đối với các nhà sản xuất xe máy. Xuất phát từ điều này chương trình nội địa hoá (NĐH) xe máy ra đời để chiếm lĩnh các thị trường ngay tại VN, từ đó phát triển một nền công nghiệp sản xuất xe máy của riêng VN. Và có thể từ đó còn có thể xuất khẩu xe máy sang một số nước ở châu Phi và trong khu vực.
    Tuy nhiên, từ khi các chính sách NĐH ra đời ra bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều DN đã lợi dụng những kẽ hở của luật để gian lận thuế, hay việc thay đổi liên tục của các văn bản hướng dẫn, hay việc còn bất đồng ở việc xác định tỷ lệ NĐH, thu thuế NĐH
    Bài viết này đề cập đến một số vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình NĐH, và bàn đến một số giải pháp, kiến nghị từ cả phía Nhà nước cũng như DN. Đồng thời bàn đến thời hạn của chương trình NĐH trước tiến trình hội nhập quốc tế ngày một đến gần với Việt Nam.
    Đề án gồm có 3 phần :
    Phần I : Tổng Quan Về Chương Trình NĐH
    Phần II : Thực Trạng Của Chương Trình NĐH
    Phần III : Giải Pháp Và Kiến Nghị.

    Bài viết này chủ yếu sử dụng các tài liệu, văn bản, sách báo theo định hướng ĐH VIII, cụ thể từ các năm 2000-2002. Mặc khác cũng do nhiều hạn chế khác nên đề án còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cũng như các bạn sinh viên có qua tâm.
    Xin trân thành cảm ơn TS Lê Công Hoa, Trưởng bộ môn kinh tế công nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, đã hướng dẫn tận tình để hoàn thành được đề án này.

    Chương I

    Tổng Quan Về Chương Trình Nội Địa Hoá Xe Máy Việt Nam

    I.Thực Chất Của Chương Trình Nội Địa Hoá


    1. Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp

    Chiến lược thường được quan niệm như là nghệ thuật phối hợp các hành động, các quá trình nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn. Chiến lược phát triển công nghiệp là một bộ phận trọng yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã- hội của đất nước. Chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định được mục tiêu dài hạn (10 năm, 20 năm) của hệ thống công nghiệp và phương thức, biện pháp cơ bản để được mục tiêu dài hạn ấy. Nói cách khác, chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định được trạng thái tương lai của công nghiệp và cách thức đưa công nghiệp đến trạng thái ấy.
    Nội dung của chiến lược phát triển công nghiệp đất nước được cấu thành từ các bộ phận chủ yếu sau đây :
    - Hệ thống các quan điểm cơ bản về định hướng phát triển công nghiệp. Hệ thống các quan điểm định hướng này được xác định trên cơ sở các quan điểm định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
    - Hệ thống các mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp.
    - Các giải phát chiến lược. Đó là những giải pháp cần thực hiện để đạt được các mục tiêu chiến lược đã xác định.
    - Các căn cứ của chiến lược. Đó chính là việc nghiên cứu và cụ thể hoá đường lối phát triển kinh tế của đảng; phân tích thực trạng của công nghiệp, mối quan hệ giữa công nghiệp và các ngành kinh tế khác; bối cảnh trong nước và quốc tế; những thách thức và cơ hội ; dự báo sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội ; những tàI liệu điều tra cơ bản khác.
    Nếu xét theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp , nội dung của chiến lược phát triển công nghiệp bao gồm :
    - Chiến lược phát triển chung của toàn bộ hệ thống công nghiệp.
    - Chiến lược phát triển từng ngành chuyên môn hoá (ngành kinh tế – kĩ thuật).
    - Chiến lược phát triển doanh nghiệp .
    - Chiến lược về con người xác định phương hướng đảm bảo nhân lực và phát triển toàn diện con người trong kinh doanh.
    2. Mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu
    Chiến lược này đã được các nước đi tiên phong trong công nghiệp hoá thực hiện từ cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Nhiều nước đang phát triển , thực hiện chiến lược này vào những năm 50 và 60 của thế kỉ .
    Tư tưởng cơ bản của chiến lược thay thế nhập khẩu là tập trung phát triển mạnh sản xuất các loại hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng, đẻ thay thế các hàng hoá xưa nay vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sự phát triển ấy nhằm khai thác các nguồn lực sẵn có
     
Đang tải...