Luận Văn Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Mường

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN được triển khai từ những
    năm cuối cùng của thế kỷ XX đã đạt được những kết quả to lớn, nhanh
    chóng làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội các vùng thôn quê, nhất là ở
    các vùng miền núi, vùng DTTS. Các kết quả biểu hiện đa dạng ở các tộc
    người, các địa phương có các đặc điểm khác nhau về địa lý, dân cư, lịch
    sử - văn hóa, cần được xem xét để rút ra những bài học kinh nghiệm cho
    việc chỉ đạo XĐGN trong giai đoạn sắp tới.
    1.2. Nghiên cứu việc thực hiện Chương trình quốc gia về XĐGN ở
    vùng người Mường tỉnh Phú Thọ nhằm có một đánh giá xác thực, tạo cơ
    sở khoa học cho việc đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và chỉ đạo thực hiện
    các chính sách XĐGN có hiệu quả, để đồng bào sớm có một cuộc sống
    ấm no, hạnh phúc và văn minh.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Người Mường ở Việt Nam và người Mường ở tỉnh Phú Thọ đã được
    nhiều học giả trong và ngoài nước đề cập dưới góc độ Dân tộc học, tiêu
    biểu là các tác phẩm của J. Cusinier, Nguyễn Từ Chi, Viện Dân tộc học,
    Nguyễn Ngọc Thanh, Hà Văn Linh.
    Vấn đề XĐGN ở vùng người Mường tỉnh Phú Thọ đến nay mới được
    đề cập trong Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế Phát triển kinh tế với việc
    xóa đói giảm nghèo ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (từ 1986 đến nay)
    của Sa Thị Quyết (năm 1999) và Luận văn Cao cấp chính trị Vấn đề xóa
    đối giảm nghèo ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - thực trạng và giải
    pháp của Bùi Văn Huấn (năm 2002).
    Có thể nói, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề
    XĐGN ở vùng người Mường tỉnh Phú Thọ dưới góc độ Dân tộc học.
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án
    3.1. Làm rõ các kết quả, những hạn chế, bất cập của quá trình thực
    hiện Chương trình quốc gia XĐGN ở vùng người Mường tỉnh Phú Thọ
    dưới góc độ Dân tộc học.
    2
    3.2. Tạo cơ sở khoa học cho việc bổ sung, hoàn thiện và đổi mới các
    chính sách XĐGN ở vùng người Mường và các DTTS khác ở tỉnh Phú
    Thọ; nêu một số vấn đề có tính chất như là những khuyến nghị phục vụ
    công cuộc XĐGN ở địa bàn được nghiên cứu.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các mặt liên quan đến quá trình
    thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN ở vùng người
    Mường tỉnh Phú Thọ (các chủ trương chính sách, sự lãnh đạo và chỉ đạo
    của cấp ủy và chính quyền các cấp, các bước tổ chức thực hiện, những kết
    quả đã đạt được cũng như những mặt hạn chế, bất cập).
    Phạm vi nghiên cứu của Luận án về không gian là các huyện:
    Thanh Sơn, Yên Lập của tỉnh Phú Thọ, nơi tập trung đồng bào Mường
    sinh sống.
    Về thời gian, Luận án nghiên cứu việc thực hiện Chương trình 135 -
    khâu đột phá của công cuộc XĐGN ở vùng các DTTS từ năm 1999 đến
    hết năm 2005.
    5. Nguồn tư liệu của luận án
    - Các văn bản nghị quyết của Đảng, các thông tư, nghị định về các
    chủ trương, chính sách XĐGN của Chính phủ; các Nghị quyết về công tác
    XĐGN của các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Phú Thọ.
    - Tư liệu từ các cuộc phỏng vấn, điều tra hồi cố với các đối tượng
    đói nghèo, các vị lãnh đạo các xã, huyện, các ngành có liên quan; các
    báo cáo tổng kết, số liệu thống kê hằng năm của cấp ủy, chính quyền và
    các ban ngành có liên quan ở các xã được khảo sát. Đây là tư liệu chính
    của Luận án.
    - Luận án được kế thừa các kết quả nghiên cứu về XĐGN, về người
    Mường ở tỉnh Phú Thọ đã được công bố.
    6. Đóng góp của Luận án
    - Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống việc thực
    hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN ở vùng người Mường tỉnh
    Phú Thọ.
    3
    - Luận án góp thêm luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính
    sách và chỉ đạo thực tiễn tham khảo cho việc đổi mới, bổ sung, hoàn thiện
    các chủ trương, chính sách XĐGN cùng việc chỉ đạo thực hiện công cuộc
    XĐGN ở người Mường tỉnh Phú Thọ.
    - Luận án góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và
    thực tiễn về đói nghèo và XĐGN ở Việt Nam hiện nay trên bình diện Dân
    tộc học.
    7. Bố cục của luận án
    Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm
    có 4 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu về đói
    nghèo
    Chương 2: Vài nét về người Mường ở tỉnh Phú Thọ và thực trạng đói
    nghèo của họ
    Chương 3: Quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa
    đói giảm nghèo ở vùng người Mường tỉnh Phú Thọ
    Chương 4: Từ kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói
    giảm nghèo đến phương hướng thực hiện chương trình trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...