Luận Văn Chương trình hợp tác Phát triển kinh tế-xã hội giữa tỉnh Tiền Giang với thành phố Hồ Chí Minh giai đ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương trình hợp tác Phát triển kinh tế-xã hội
    giữa tỉnh Tiền Giang với thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004-2011
    _____________

    Hơn 7 năm thực hiện Thảo thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương trong thời gian qua, nổi bật với các chương trình, dự án hợp tác trên địa bàn tỉnh như: hợp tác trong việc sản xuất vùng rau an toàn, hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, ký kết hợp đồng thu mua nông sản với Siêu thị Co.op Mart; hợp tác thành lập KCN Tân Hương, Công ty cổ phần may Công Tiến; xây dựng Siêu thị Co.op Mart Mỹ Tho; hỗ trợ tỉnh xây dựng 101 phòng học, phòng chức năng; và chuẩn bị hợp tác liên kết đào tạo 400 Bác sĩ đa khoa tại Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang (năm học 2011-2012). Thu hút được 30 dự án có qui mô lớn đầu tư vào tỉnh có nguồn gốc ở TP.HCM, với tổng vốn đăng ký 7.982 tỷ đồng và còn nhiều doanh nghiệp khác có qui mô vừa và nhỏ đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh, .Tình hình hợp tác thời gian qua như sau:
    I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH HỢP TÁC
    1. Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản
    a) Về lĩnh vực trồng trọt (hợp tác quy hoạch, tổ chức sản xuất 500 ha rau an toàn và 3.000 ha khóm):
    - Hiện nay đã triển khai trồng được 630 ha rau an toàn (vượt 130 ha so kế hoạch) với 2.818 lượt hộ tham gia, chủ yếu bán cho các siêu thị, cửa hàng tại TP.HCM. Đề án đã chuyển giao cho nông dân kỹ thuật trồng rau mới, kiến thức, qui trình sản xuất rau an toàn, đã góp phần tăng thu nhập cho người dân. Dự án 3.000 ha khóm Queen: hiện nay chỉ xuống giống được 2.002 ha khóm (đạt 66,7% kế hoạch). Hiện nay tỉnh cũng đã kêu gọi một số doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đầu tư, hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu khóm,
    - Cả 02 địa phương tiếp tục thông tin và trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, sản xuất an toàn theo hướng GAP; Liên minh HTX Tiền Giang cũng đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với SaiGon Co.op về việc hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và tiêu thụ sản phẩm; cùng phối hợp kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả tại các chợ đầu mối, hỗ trợ kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất; tỉnh cũng đã tham gia 04 cuộc Lễ Hội Trái cây Nam bộ được Tổ chức tại Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên và Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế - AGROVIET, nhằm giúp cho các hộ nông dân quảng bá được sản phẩm trái cây trên địa bàn tỉnh với khách hàng, trao đổi, nghiên cứu các thiết bị, công nghệ, ứng dụng khoa học mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.
    Ngoài ra, tỉnh cũng đã tổ chức thành công Lễ hội Festival trái cây Việt Nam lần 1 với sự góp mặt 689 gian hàng của 28 đơn vị tỉnh, thành phố cả nước và trên 300 doanh nghiệp, hợp tác xã về giao thương hàng hóa trái cây, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, giống cây ăn trái và thu hút trên 01 triệu lượt khách tham quan mua sắm. Trong đó, có 21 cơ quan báo chí; 94 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch; 67 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, kinh doanh phục vụ ngành Nông nghiệp đến từ TP.HCM.
    b) Về lĩnh vực chăn nuôi và các dịch vụ trong chăn nuôi:
    Hiện nay, việc nuôi bò sữa không thu được lợi nhuận cao, nên người dân có xu hướng chuyển sang nuôi bò thịt, chỉ ổn định trong khoảng 1.300 con bò sữa (kế hoạch 2.000 con); 02 địa phương đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật. Nổi bật nhất trong hợp tác phát triển ngành chăn nuôi là TP.HCM đã hỗ trợ tiêu thụ đàn heo đến tuổi xuất chuồng trong đợt dịch heo tai xanh tháng 8/2010 vừa qua nên góp phần giảm thiệt hại trong chăn nuôi.
    Nhìn chung, chương trình hợp tác giữa 2 địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, kịp thời thông tin về thị trường, cùng trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp,
    2. Về lĩnh vực công nghiệp
    Nhìn chung, các dự án được các nhà đầu tư TP.HCM triển khai trong những năm gần đây đã và đang phát huy tác dụng, đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế Tiền Giang nói chung và của ngành công thương nói riêng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, từ năm 2010 đến nay, trên lĩnh vực công nghiệp nhìn chung có ít dự án được triển khai; trong 11 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp cho các nhà đầu tư TP.HCM, có đến 11 dự án do các doanh nghiệp từ TP.HCM mở chi nhánh ở Tiền Giang, chỉ có một doanh nghiệp thành lập mới là Công ty TNHH Một thành viên Việt Khánh đầu tư ở xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, chuyên sản xuất các sản phẩm dệt, có vốn đăng ký là 10 tỷ đồng; điểm đáng chú ý là có đến 6/11 chi nhánh, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc ngành may. Cụ thể:
    a) Trong các khu, cụm công nghiệp:
    - Trong khu công nghiệp Mỹ Tho, với các dự án chế biến nông sản, thủy sản do các nhà đầu tư từ TP.HCM đã thực hiện khá thành công như: Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Thành Công, Công ty cổ phần Nông sản Việt Phú, Công ty cổ phần Hùng Vương, Công ty TNHH Hưng Phát và Công ty cổ phần Chế biến thủy sản Gò Đàng, Công ty cổ phần Thủy sản Vinh Quang, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thủy sản An Phát, Công ty TNHH Châu Á, Công ty cổ phần Châu Âu. Ngoài ra, công ty Liên doanh nhà máy Bia Việt Nam đã đầu tư vốn 75,93 triệu USD (tương đương 1.250 tỷ đồng) để mua lại nhà máy Bia Foster Tiền Giang với công suất 65 triệu lít/năm .
    + Trong KCN Tân Hương, có 07 dự án của các nhà đầu tư TPHCM với vốn đầu tư trên 260 tỷ đồng, bao gồm: công ty CP Tex-Giang, Chi nhánh công ty TNHH SX-TM Sơn Âu Việt, Chi nhánh DNTN SX-TM Linh Vân, Công ty TNHH TTG, Công ty TNHH Tôn Đông Á, Chi nhánh công ty TNHH Thông Hưng – Tiền Giang, Nhà máy nước đóng chai MEKOWA.
    + Trong cụm công nghiệp Trung An, có nhiều nhà đầu tư TP.HCM đầu tư trong các lĩnh vực như may mặc, nhựa, thiết bị chiếu sáng như: Công ty CP May Sông Tiền, Công ty CP Nhựa Mê Kông, Công ty cổ phần công nghiệp và thiết bị chiếu sáng Duhal, Công ty cổ phần sản xuất thương mại Kiện Năng với tổng vốn đầu tư trên 166 tỷ đồng.
    b) Trong kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp, Công ty TNHH Nhựt Thành Tân đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Tân Hương, triển khai tháng 10/2006, đến nay, đã hoàn thành cơ bản hạ tầng KCN với tổng mức thực hiện là 385,6 tỷ đồng. KCN Tân Hương đi vào hoạt động vào tháng 10/2006; tổng số dự án là 26 với tổng vốn đầu tư 179,1 triệu USD và 211,6 tỷ đồng, diện tích đất cho thuê 108,4 ha đạt 77,2% diện tích của KCN; trong đó 14 dự án đã đi vào hoạt động, các dự án còn lại đã và đang triển khai. Công ty cổ phần Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Khang Thông, đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Bình Đông, quy mô 250 ha; công ty Thái Sơn đầu xây tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Tân Phước 1.
    c) Đầu tư ngoài khu công nghiệp
    Đến nay, có các nhà đầu tư TPHCM đầu tư ngoài KCN với tổng vốn đầu tư trên 2.400 tỷ đồng như: Công ty TNHH 01 thành viên Vạn Đức, Công ty CP BOO Nước Đồng Tâm, Công ty TNHH Thiên Nam Phương, Công ty TNHH Minh Hưng TG, Công ty CP lọc hóa dầu Nam Việt, Công ty TNHH Công nghiệp Minh Hưng, Công ty TNHH Hải sản An Phương
    Ngoài ra, có 01 dự án công nghiệp ký kết hợp tác đầu tư giữa 2 địa phương mang lại hiệu quả tích cực, đó là dự án hợp tác thành lập Công ty cổ phần may Công Tiến ở Thị xã Gò Công (dự án do Quỹ đầu tư Tiền Giang và Công ty may Việt Tiến làm chủ đầu tư, đến nay thì Quỹ đầu tư Tiền Giang đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Công ty) đã thu hút 1.200 lao động và đang triển khai giai đoạn 2, dự kiến sẽ thu hút thêm 600 lao động.
    Bên cạnh đó, 2 địa phương cũng đã thông tin về các chính sách ưu đãi trong các KCN nhằm mục đích hỗ trợ nhau trong công tác vận động kêu gọi đầu tư; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư, .
    3. Về lĩnh vực thương mại
    Thời gian qua, 2 địa phương đã triển khai hợp tác đầu tư nhiều dự án, công trình thương mại trên địa bàn tỉnh như xây dựng chợ, siêu thị,
    Dự án Siêu thị CoopMart Mỹ Tho, được triển khai xây dựng cuối năm 2005 đã hoàn thành và hoạt động vào đầu năm 2006 với kinh phí 41 tỷ đồng, hiện đang hoạt động ổn định và có hiệu quả. Dự án Trung tâm thương mại trái cây quốc gia, tổng vốn đầu tư đến nay khoảng 77 tỷ đồng (trong đó ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng là 34,38 tỷ đồng), Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn và Công ty Satico đầu tư 12 hạng mục công trình khoảng 28 tỷ đồng và Công ty Phương Trang đầu tư các hạng mục trạm dừng chân tại Trung tâm khoảng 10 tỷ đồng; và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn bồi hoàn di dời 5,2 ha đất liền kề 4,922 tỷ đồng. Hiện Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn và Công ty Phương Trang đang xúc tiến các thủ tục thành lập Công ty cổ phần để xây dựng kế hoạch đầu tư dự án; dự kiến tháng 6/2011 sẽ hoàn chỉnh phương án đầu tư trên phần đất 12 ha.
    Ngoài ra, có các nhà đầu tư như Công ty CP Lợi Nhân, Công ty CP trạm dừng Du lịch Xanh đầu tư xây dựng Chợ Phường 8, Chợ Đạo Thạnh, Khu trưng bày – giới thiệu sản phẩm đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xúc tiến thương mại kết hợp hoạt động du lịch tại trạm dừng du lịch Xanh với vốn đầu tư khoảng 124 tỷ đồng.
    4. Về lĩnh vực du lịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...