Luận Văn Chương trình hỗ trợ tiền lương: Kinh nghiệm thế giới và đề xuất cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 2

    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH . 5

    LỜI MỞ ĐẦU . 7

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỖ

    TRỢ TIỀN LƯƠNG 11

    1.1 Tổng quan về chương trình hỗ trợ tiền lương (Wage Subsidy Scheme) 11

    1.1.1 Khái niệm 11

    1.1.2 Phân loại 12

    1.1.2.1 Dựa vào đối tượng được hướng đến . 12

    1.1.2.2 Dựa vào hình thức hỗ trợ 13

    1.2 Hoạt động của một chương trình hỗ trợ tiền lương 14

    1.2.1 Độ dài chương trình . 14

    1.2.2 Mức độ hỗ trợ 15

    1.2.3 Các điều kiện tham gia chương trình . 15

    1.2.4 Kiểm tra việc tuân thủ chương trình 16

    1.2.5 Các yếu tố cần cân nhắc khác 16

    1.3 Những tác động của chương trình hỗ trợ tiền lương 16

    1.3.1 Tác động tích cực của chương trình hỗ trợ tiền lương . 16

    1.3.Tác động tiêu cực ngoài ý muốn của chương trình hỗ trợ tiền lương . 19

    1.4 Một số mô hình hoạt động của chương trình hỗ trợ tiền lương 21

    1.4.1 Các mô hình theo lý thuyết kinh tế vi mô 21

    1.4.1 Các mô hình theo lý thuyết kinh tế vĩ mô 22

    CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TIỀN LƯƠNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 27
    2.1 Chương trình hỗ trợ tiền lương của Vương Quốc Anh 27

    2.1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế, xã hội của Vương Quốc Anh trước khi áp dụng

    chương trình hỗ trợ tiền lương 27

    2.1.1.1 Tình hình kinh tế của Vương Quốc Anh giai đoạn trước1998 . 27

    2.1.1.2 Tình hình thị trường lao động của Vương Quốc Anh trước năm 1998 31




    2.1.2 Chương trình hỗ trợ tiền lương của Vương Quốc Anh - "Sự thỏa thuận mới dành cho những lao động trẻ"– New Deal for Youth Employment (1998 – 2001) 32
    2.1.2.1 Những đặc điểm chính của chương trình hỗ trợ tiền lương tại Anh . 32

    2.1.2.2 Kết quả chương trình 35

    2.1.3 Đánh giá về chương trình hỗ trợ tiền lương của Anh 37

    2.1.3.1 Đánh giá tác động của chương trình đối với tình hình kinh tế vĩ mô của

    Vương Quốc Anh 37

    2.1.3.2 Đánh giá chung về tính hiệu quả của chương trình 39

    2. 2 Chương trình hỗ trợ tiền lương tại Mỹ 40

    2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội tại Mỹ trong những năm 1970 . 40

    2.2.2 Chương trình hỗ trợ thuế cho những việc làm trong mục tiêu tại Mỹ - Targeted

    Jobs Tax Credit (TJTC) 42

    2.2.2.1 Giới thiệu chung về chương trình hỗ trợ thuế cho những việc làm trong mục tiêu tại Mỹ . 42
    2.2.2.2 Những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, sử dụng và duy trì lao động thuộc các nhóm lao động mục tiêu của chương trình hỗ trợ tiền lương TJTC . 44
    2.2.2.3 Mô tả những người lao động và sử dụng lao động tham gia chương trình TJTC

    46

    2.2.3 Đánh giá về chương trình hỗ trợ tiền lương của Mỹ . 48

    2.3 Chương trình hỗ trợ tiền lương tại Australia 50

    2.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Australia trước khi áp dụng chương trình hỗ trợ

    tiền lương 50

    2.3.2 Chương trình “Đào tạo và việc làm đặc biệt dành cho giới trẻ”tại Australia 53

    2.3.3 Đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ tiền lương của Australia 56

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TIỀN

    LƯƠNG TẠI VIỆT NAM . 61

    3.1 Điều kiện phát triển kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp và thị trường lao động Việt

    Nam hiện nay . 61

    3.1.1 Tình hình phát triển nền kinh tế Việt Nam 61

    3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam 63

    3.1.3 Tình hình thị trường lao động tại Việt Nam 67




    3.1.3.1 Hệ thống các văn bản pháp lý về chế độ tiền lương, thu nhập của người lao

    động tại Việt Nam . 67

    3.1.3.2 Tình hình thu nhập của người lao động tại Việt Nam trong thời gian gần đây

    68

    3.1.3.3 Chất lượng lao động tại Việt Nam hiện nay . 70

    3.2 Đề xuất Mô hình chương trình hỗ trợ tiền lương tại Việt Nam . 73

    3.2.1 Mô hình chương trình hỗ trợ tiền lương tại Việt Nam 73

    3.2.1.1 Phạm vi ngành được hỗ trợ . 73

    3.2.1.3 Nhóm đối tượng mục tiêu . 74

    3.2.1.2 Hình thức hỗ trợ 74

    3.2.2 Dự kiến sơ bộ chi phí của Chương trình hỗ trợ tiền lương đề xuất tại Việt Nam76

    3.2.2.1 Đối với các lao động đã có việc làm . 76

    3.2.2.2 Đối với các lao động chưa có việc làm . 77

    3.2.2.3 Phí phát hành thẻ ngân hàng để trả tiền hỗ trợ trực tiếp cho người lao động78

    3.2.2.4 Tổng chi phí dự kiến của Chương trình hỗ trợ tiền lương 78

    3.2.3 Kết quả dự kiến của Chương trình hỗ trợ tiền lương đề xuất tại Việt Nam 79

    3.2.3.1 Dự kiến tác động của Chương trình hỗ trợ tiền lương đối với tình hình lao

    động Việt Nam 79

    3.2.3.2 Dự kiến tác động của Chương trình hỗ trợ tiền lương đối với nền kinh tế sử

    dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas 80

    3.2.3.2 Dự kiến tác động của Chương trình hỗ trợ tiền lương đối với Ngân sách Nhà

    nước 83

    KẾT LUẬN . 86

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

    PHỤ LỤC 92

    Phụ lục 1: Phạm vi các ngành trong Chương trình hỗ trợ tiền lương 92

    Phụ lục 2: Tính toán chi tiêu bình quân/tháng của người dân Việt Nam . 97

    Phụ lục 3: Số liệu về tình hình GDP, Lao động và Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

    của Việt Nam giai đoạn 2000-2012 . 99

    Phụ lục 4: Tình hình Ngân sách nhà nước giai đoạn 2000 - 2012 . 100

    LỜI MỞ ĐẦU

    Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008 đã mở đầu cho sự tụt dốc nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam. Sau gần 4 năm, tình hình suy thoái kinh tế trong nước vẫn không được cải thiện. Đặc biệt, từ khoảng cuối năm 2011 và trong suốt cả năm 2012, tỷ lệ hàng tồn kho tăng cao và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng đều cùng dẫn đến một hậu quả duy nhất: đó là sự thu hẹp sản xuất, thậm chí là dẫn đến phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này khiến cho tình trạng thất nghiệp của Việt Nam trở nên rất nghiêm trọng, nhất là tình trạng thất nghiệp trong bộ phận lao động thanh niên 15-24 tuổi. Ngay cả đối với những lao động đã có việc làm, đặc biệt là các lao động tại những doanh nghiệp sản xuất ngoài nhà nước, thì tình hình lạm phát cùng với chỉ số giá tiêu dùng không ngừng gia tăng trong thời gian qua, trong khi mức lương lại quá thấp không đủ để trang trải các chi phí bình quân tối thiểu trong một tháng khiến cho người lao động có thu nhập thấp lâm vào tình trạng túng quẫn. Vì vậy, các lao động thất nghiệp và có thu nhập thấp tại Việt Nam rất cần có một chương trình hỗ trợ tiền lương để có thể ổn định cuộc sống trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.
    Chương trình hỗ trợ tiền lương (Wage Subsidies) nhằm hỗ trợ những lao động nằm trong mục tiêu của chương trình, thường là các lao động đang thất nghiệp, có thu nhập thấp, hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình này đã và đang được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ trước và đã mang lại nhiều tác động tích cực cho thị trường lao động tại các quốc gia mà chương trình được tiến hành.
    Tại Việt Nam khi mà tình trạng thất nghiệp còn ở mức cao, trong khi mức lương phổ biến dành cho người lao động, đặc biệt là các lao động trẻ hoặc lao động phổ thông còn thấp, Chương trình hỗ trợ tiền lương có thể là một giải pháp với chi phí thấp hơn rất nhiều so với hiệu quả mà chương trình hứa hẹn đem lại cho người lao động nói riêng, và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trước khi chương trình này được tiến hành ở Việt Nam, cần phải có một nghiên cứu để đánh giá tổng thể về các đặc điểm, loại hình và các đề xuất thay đổi để chương trình hỗ trợ tiền lương này có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn vấn đề “Chương trình hỗ trợ tiền lương: Kinh nghiệm thế giới và đề xuất cho Việt Nam” làm đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Các chương trình hỗ trợ của Chính phủ không phải là một chính sách xa lạ, thậm chí cụ thể hơn là các Chính sách hỗ trợ tiền lương đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng từ lâu. Sớm nhất có thể kể đến Chương trình Đào tạo đặc biệt dành cho người lao động trẻ - một chương trình hỗ trợ tiền lương nhưng ít chú trọng vào đào tạo của Chính phủ Australia trong giai đoạn 1976-1985; hay gần đây nhất là Chương trình Apoyo Directo al Empleo (PADE) – chương trình hỗ trợ tiền lương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ Colombia trong giai đoạn 2000-
    2006. Các cơ quan có liên quan ở từng quốc gia và trên Thế giới như World Bank hay Asia Development Bank đều đã có những báo cáo đánh giá mức độ hiệu quả và tác động của các chương trình này.
    Cách xây dựng các mô hình hỗ trợ tiền lương tối ưu cũng là đề tài của nhiều nghiên cứu. Tiêu biểu có thể kể đến các đề tài: Xây dựng mô hình hỗ trợ tiền lương tối ưu cho mọi công nhân: Bẫy thất nghiệp, Tăng trưởng việc làm và Thuế xuất của tác giả Pierre M. PICARD; Thiết kế hệ thống hỗ trợ cho các gia đình: Tổng hợp về những phát hiện trong khi nghiên cứu chính sách của Tổ chức The Urban Institute; hay Hỗ trợ tiền lương trong chương trình phát triển kinh tế của Đại học Quản lí Singapore.
    Tại Việt Nam, các Chương trình hỗ trợ người lao động cũng đã nhiều lần áp dụng. Tuy nhiên các chương trình này mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ bị động cho lao động thất nghiệp (vì không khuyến khích được người lao động tích cực tự tìm việc làm) hoặc hỗ trợ dưới dạng chính sách như đào tạo nghề, hay giới thiệu việc làm. Chính vì thế, ở Việt Nam, hầu như chưa có một nghiên cứu nào về tính khả thi của chương trình hỗ trợ tiền lương đối với thị trường lao động trong nước nói riêng, và tình hình kinh tế nói chụng.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu các chương trình hỗ trợ tiền lương của một số quốc gia trên thế giới, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số đề xuất xây dựng mô hình chương trình hỗ trợ tiền lương tại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế đất nước hiện nay và dự kiến những chi phí cũng như tác động của chương trình.

    4. Nhiệm vụ

    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết 3 vấn đề sau:

    ã Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chương trình hỗ trợ tiền lương;

    ã Phân tích, đánh giá chương trình hỗ trợ tiền lương của một số quốc gia trên thế giới là Anh, Mỹ và Úc;
    ã Đề xuất xây dựng mô hình chương trình hỗ trợ tiền lương tại Việt Nam và dự kiến những chi phí cũng như tác động của chương trình trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    ã Đối tượng nghiên cứu: Chương trình hỗ trợ tiền lương cho doanh nghiệp

    ã Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và triển khai

    chương trình hỗ trợ tiền lương tại Anh, Mỹ, Úc và tại Việt Nam

    ã Mẫu khảo sát: hệ thống doanh nghiệp cấp 2 theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/01/2007 về Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

    5. Phương pháp nghiên cứu

    ã Phân tích tài liệu: nghiên cứu các nguồn thông tin, dữ liệu đã có trong sách vở, các bài báo, công trình khoa học trước đó và thông tin trên mạng Internet làm cơ sở cho lý luận và chứng minh các lập luận.
    ã Liên hệ với một số cơ quan doanh nghiệp (tại Hà Nội) để tìm hiểu về chế độ lương hiện hành.

    ã Phương pháp quan sát thực tiễn để từ đó rút ra đặc điểm nền kinh tế xã hội ở Việt Nam và so sánh những đặc điểm đó với các nước khác trên thế giới.

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    ã Làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về chương trình hỗ trợ tiền lương như nội dung và các điều kiện hoạt động của chương trình, phân loại và các mô hình hoạt động của chương trình hỗ trợ tiền lương;
    ã Đánh giá những kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ tiền lương được áp dụng tại Anh, Mỹ và Úc, chỉ ra tác động tích cực và tiêu cực của các chương trình này;
    ã Đưa ra được những đề xuất xây dựng mô hình chương trình hỗ trợ tiền lương phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội ở Việt Nam, đồng thời dự báo những chi phí và tác động của chương trình đề xuất đối với Việt Nam.
    7. Kết cấu của đề tài

    Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:

    ã Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chương trình hỗ trợ tiền lương

    ã Chương 2: Kinh nghiệm về chương trình hỗ trợ tiền lương tại một số quốc gia trên thế giới
    ã Chương 3: Một số đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ tiền lương tại Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

    • 7.doc
      Kích thước:
      2.9 MB
      Xem:
      0
    • 7.pdf
      Kích thước:
      1.7 MB
      Xem:
      0
Đang tải...