Tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHưƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT


    FULBRIGHT ECONOMICS TEACHING PROGRAM


    10 tháng 10 năm 2007
    Cập nhật: 09 tháng 03 năm 2009


    Nghiên cứu Tình huống


    CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY FPT


    Trong những ngày sau Tết Đinh Sửu 2009, Đinh Mạnh Tín, giám đốc đầu tư của
    Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính BF, đắm chìm trong các tập báo cáo tài chính của
    Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Mặc dù 2008 là năm đầu tiên FPT
    đạt doanh số 1 tỷ USD, nhưng giá cổ phiếu của công ty vẫn không hề có dấu hiệu
    khởi sắc. Nếu ai mua cổ phiếu của FPT lúc lên sàn vào cuối năm 2006 và giữ cho đến
    cuối năm 2008, thì tính bình quân người đó đã bị lỗ 48%/năm (sau khi đã điều chỉnh
    cho việc chi trả cổ tức và chia tách cổ phiếu), trong khi VN-Index trong cùng thời kỳ
    chỉ giảm 35%/năm (Phụ lục 1). Trước tình hình kinh doanh vẫn khả quan và sự giảm
    giá sâu của cổ phiếu công ty, Tín đang xem xét khả năng mua vào cổ phiếu FPT cho
    danh mục đầu tư mà mình đang quản lý.


    Ngồi trong văn phòng, Tín nhớ lại thời gian này cách đây hai năm khi mà cổ phiếu
    FPT sốt cao độ. Giới kinh doanh chứng khoán lúc đó dự đoán rằng giá cổ phiếu FPT
    sẽ còn tăng nữa khi nhìn vào số liệu tài chính vững mạnh của FPT và xu hướng phát
    triển lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử và truyền thông ở Việt Nam. FPT liên tục
    thắng thầu nhiều dự án lớn về cung cấp thiết bị tin học, phần mềm và giải pháp kỹ
    thuật cho các cơ quan quản lý nhà nước và các tổng công ty.


    Mặc dù vẫn theo dõi chặt chẽ tin tức để phát hiện những yếu tố có thể tác động tới giá
    cổ phiếu trong ngắn hạn, nhưng Đinh Mạnh Tín quyết định tự xây dựng mô hình chiết
    khấu ngân lưu để định giá cổ phiếu FPT vì BF nếu có đầu tư vào FPT thì sẽ đầu tư
    mang tính dài hạn.


    Trước khi bắt tay vào phân tích, Tín biết rằng kết quả định giá của mình sẽ rất nhạy
    cảm với suất chiết khấu (tức là chi phí vốn của doanh nghiệp) sử dụng. Với một suất
    chiết khấu cao, kết quả phân tích có thể cho thấy cổ phiếu FPT có giá thấp và vì vậy
    nên mua vào. Ngược lại, với một suất chiết khấu thấp, thì nhà phân tích có thể kết
    luận cổ phiếu FPT sẽ có giá quá cao và vì vậy không nên đầu tư. Vì vậy, nhiệm vụ
    trước tiên của Tín là đưa ra được một ước tính tin cậy về chi phí vốn cổ phần, một
    thông tin không thể thiếu để tính suất chiết khấu, của FPT.


    Sử dụng hai phương pháp ước lượng khác nhau, Đinh Mạnh Tín có được hai kết quả
    rát khác biệt về chi phí vốn cổ phần của FPT. Phương pháp nào cho kết quả xác thực
    hơn – Tín tự hỏi.


    Tình huống này do Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách Công tại FETP soạn.


    Các nghiên cứu tình huống của Chương trình Giảng dạy Fulbright được sử dụng làm tài liệu cho thảo luận trên lớp
    học, chứ không phải là để ủng hộ, phê bình hay dùng làm nguồn số liệu cho một tình huống chính sách cụ thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...