Tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright thị trường phi tập trung (otc) ở việt nam

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT THỊ TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG (OTC) Ở VIỆT NAM



    THỊ TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG (OTC) Ở VIỆT NAM


    Ở Việt nam, Luật công ty ra đời vào năm 1990. Kể từ thời điểm này, các công ty cổ phần
    bắt đầu được thành lập và hoạt động. Nhưng sau đó 10 năm, trung tâm giao dịch chứng
    khoán đầu tiên ở Việt nam mới đi vào hoạt động. Sau 5 năm khai trương, tính đến thời
    điểm tháng 6 năm 2005, mới có 26 công ty chính thức niêm yết tại trung tâm giao dịch
    chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hay nói cách khác, thị trường chứng khoán Việt
    Nam ở thời điểm này chỉ phục vụ cho 26 công ty.


    Nhưng ngoài, 26 công ty nêu trên, còn hàng nghìn cổ phiếu của các công ty khác được
    giao dịch trên thị trường phi tập trung (Over The Counter - OTC). Việc tồn tại thị trường
    OTC ở Việt Nam là một thực thể khách quan. Nhưng câu hỏi đặt ra là quy mô, phương
    thức hoạt động của thị trường OTC ở Việt Nam như thế nào? Đây cũng chính là câu hỏi
    mà nhóm của ông Reform – nhóm chuyên gia nghiên cứu về hệ thống tài chính Việt Nam
    đang tìm cách trả lời.


    Sau một thời gian tìm hiểu, nhóm của ông Reform đã đưa ra một phác thảo sơ bộ về thị
    trường OTC ở Việt Nam như sau:


    Quy mô thị trường


    Theo kết quảđiều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm 2001-
    2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty
    nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự
    có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷđồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn
    hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả
    nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần.
    Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị
    trường chính thức1. Đây chính là nguồn cung của thị trường OTC. Hay nói theo cách của


    một số người thường nói là thị trường OTC ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng.


    Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường
    xuyên mà chỉ có một ít trong sốđó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như
    không bao giờđược giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên
    thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của
    các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô,
    Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹđầu
    tư rất quan tâm.


    Thị trường phi tập trung ở Việt Nam đang tồn tại là một thực thể khách quan. Chỉ có thể
    nói rằng hoạt động của thị trường này còn manh mún, rời rạc, tổ chức của thị trường này
    chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường chứ không thể nói là Việt


    1 Tổng hợp từInternet và các báo


    Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh 2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...