Tiến Sĩ Chương trình đào tạo hành vi an toàn nơi làm việc ở các công ty trong lĩnh vực sản xuất. Cơ sở đề ph

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DOCTORAL DISSERTATION ( LUẬN ÁN TIẾN SỸ)
    HANOI-2013

    TRAINING PROGRAM FOR OCCUPATIONAL SAFETY BEHAVIOR IN WORKPLACE OF PRODUCTION COMPANY IN HANOI: BASIS FOR ACCIDENT PREVENTION AND REDUCTION. (Chương trình đào tạo hành vi an toàn nơi làm việc ở các công ty trong lĩnh vực sản xuất. Cơ sở đề phòng và giảm thiểu tai nạn)
    Table of contents

    Chapter I: Introduction
    1.1. Background of the study .1
    1.2. Statement of the problem 5
    1.3. Significance of the study .6
    1.4. Research Method .6
    1.5. Scope and limitation of the study 7
    CHAPTER II: LITERATURE REVIEW
    2.1. Theoretical and conceptual framework .8
    2.2. Review of related studies 33
    CHAPTER III: RESEARCH METHODOLOGY
    3.1. Research design and Location of the study .36
    3.2. Description of respondents 38
    3.3 Data collection Procedure and data analysis method .38
    3.4. Questionnaire design 39
    CHAPTER IV:
    PRESENTATION, ANALYSIS AND INTERPRETATION OF DATA
    4.1. Profile of Respondents .45
    4.2. Data Analysis 46
    CHAPTER V: CONCLUSION AND RECOMMENDATION, BEHAVIOR BASED
    SAFETY training program Development
    5.1 Findings . 53
    5.2 Conclusions .54
    I. GIỚI THIỆU.
    Hành vi an toàn được nghiên cứu từ những thập niên 70, nhưng cho đến nay vẫn còn
    nhiều ý kiến trái chiều nhau. Thái độ cẩu thả vẫn là thách thức lớn trong công việc.
    Vì vậy để tạo nên hành vi an toàn là một khó khăn trở ngại đối với người quản lý. Một
    số nghiên cứu ở các nước công nghiệp chỉ ra rằng 90% các tai nạn nơi làm việc là do
    hành vi không an toàn là lỗi của người lao động và chỉ có 10% là do lỗi thiết bị, công
    nghệ nơi làm việc không phù hợp. Thậm chí nếu sự hiểu biết , thái độ , hành vi về an
    toàn của người lao động không đúng thì mọi nỗ lực giảm tai nạn lao động nơi làm
    việc là không hiệu quả.
    Dưới đây là một sơ đồ cho thấy các nguyên nhân dẫn tới tai nạn nơi làm việc. Có
    ba yếu tố tác động xảy ra tai nạn. Thứ nhất do thiết bị, thứ hai do hệ thống quản lý an
    toàn, thứ ba do hành vi không an toàn của con người. Theo thời gian yếu tố thứ nhất
    và thứ hai được cải thiện đáng kể kéo theo tỷ lệ tai nạn giảm. Còn yếu tố con người
    khó cải thiện nhất và là thách thức của các doanh nghiệp và các nhà quản lý.
    Tỷ lệ Tai nạn
    Thời gian
    Cải tiến thiết bị công nghệ
    Cải tiến hệ thống quản lý an
    Chuyển biến các yếu tố
    con người
    Theo báo cáo số 303 về tình hình tai nạn lao động của Bộ Lao động Thương binh Xã
    hội, năm 2010 có 5125 vụ tai nạn lao động , đến năm 2011 có 5896 vụ tăng 15,04% .
    Cũng theo báo cáo này , nguyên nhân xảy ra tai nạn 80% chủ yếu lỗi do hành vi của
    người lao động. Về thiệt hại chỉ trong sáu tháng đầu năm 2011 là 143.331.800.000
    đồng chi cho thuốc men, đền bù thiệt hại cho những gia đình người lao động bị chết
    hoặc bị thương. Thiệt hại về lợi nhuận khoảng 17.609.900.000 đồng so với cùng kỳ
    năm 2010. Với những con số biết nói này thì việc thay đổi hành vi an toàn nơi làm
    việc của người lao động là việc làm cấp bách của các nhà quản lý và chính bản thân
    người lao động.
    Để thực hiện được điều này, chúng ta nghiên cứu cụ thể ở một công ty thuộc tổng
    công ty LILAMA. Luận án đã xây dựng cách đánh giá môi trường an toàn ở công ty
    và từ đó đưa ra một chương trình đào tạo an toàn phù hợp dựa trên cơ sở ngăn ngừa
    và giảm thiểu tai nạn.
    Các vấn đề đặt ra:
    1. Năng lực của công ty
    2. Tần suất và các kiểu tai nạn.
    3. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn.
    4. Thái độ an toàn và môi trường an toàn của công ty.
    5. Thái độ của nhà quản lý về an toàn.
    6. Chương trình đào tạo phù hợp cho công ty để cải thiện tình trạng an toàn và
    môi trường làm việc ở công ty.
    II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
    Các nghiên cứu của Robbin, Stephen về hành vi tổ chức và hành vi cá nhân đã chỉ ra
    tầm quan trọng của nhận thức,sự thúc đẩy. Cũng theo các nghiên cứu này tác giả chỉ
    ra nguyên nhân tại sao con người lại có những hành vi không an toàn và chúng ta cần
    tập trung vào những hành vi không an toàn đó và ngăn ngừa chúng không xảy ra bằng
    cách thay đổi thái độ, hành vi của mọi người trong công việc.
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Đối tượng được khảo sát là các công nhân và các nhà quản lý của công ty LILAMA
    69-2 một công ty thành viên của LILAMA. Đây là một công ty lớn có hơn 1200 kỹ sư
    và công nhân và hoạt đông nhiều lĩnh vực như xây lắp, lắp máy Độ tuổi chủ yếu từ
    25-45 tuổi và công nhân đều được đào tạo nghề bài bản qua trường lớp.
    Một bộ câu hỏi gồm 32 câu dùng để đo lường môi trường an toàn và hành vi an toàn
    được chia thành 8 lĩnh vực:
    1. Thái độ an toàn ở công ty
    2. Điều kiện làm việc
    3. Thái độ về an toàn của cá nhân
    4. Thái độ nghiêm túc về an toàn
    5. Thái độ của nhà quản lý về an toàn của công nhân
    6. Lòng trung thành với công việc
    7. Sự cần thiết của đào tao
    8. Hành vi của phòng an toàn.
    5.3 Recommendations 55
    REPERENCE . 79
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...