Thạc Sĩ Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam


    Luận văn dài 98 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước Việt Nam, hiện có 53/63 tỉnh, thành có dân tộc thiểu số cư trú, với hơn mười triệu người, sống rải rác ở 3/4 lãnh thổ, lại ở vào những vị trí chiến lược quan trọng trong quốc phòng và phát triển kinh tế. Nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất là: Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, miền Trung. Đây là những vùng thiếu thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin và hiện đang bị tranh chấp thông tin.
    Thực tế cho thấy, trên mạng internet hiện có rất nhiều các trang web phản động của các thế lực thù địch ở nước ngoài lập ra nhằm mục đích bôi xấu, hạ bệ lãnh tụ, xuyên tạc chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, kích động quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ly khai, chống lại Nhà nước. Điển hình là vụ xúi giục hình thành nhà nước Đề Ga ở Tây Nguyên. Mặc dù Nhà nước đã thiết lập những bức tường lửa ngăn chặn, nhưng chiến dịch "chuyển lửa về quê hương" với tần xuất ngày càng dày khiến không ít thanh thiếu niên, người dân bi quan, không tin tưởng vào chế độ. Đặc biệt do phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số học vấn thấp, hiểu biết còn hạn hẹp nên họ đã thành đối tượng để các thế lực xúi giục, kích động hơn cả. Trước tình hình phức tạp như vậy, với tư cách là một trong những cơ quan báo chí chính thống, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Nhà nước cho đồng bào hiểu không tin theo kẻ xấu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, trách nhiệm của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung Ban truyền hình Tiếng Dân tộc nói riêng càng khó khăn và nặng nề. Vì vậy, nâng cao nhận thức chính trị của người làm báo và sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin là yêu cầu cấp bách đối với báo chí nói chung, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam, trước xu thế cạnh tranh và đa loại hình báo chí.
    Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác dân tộc trong tình hình mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ:
    Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
    Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất [ ].
    Thời gian qua, cùng với nhiều phương tiện thông tin đại chúng, Đài Truyền hình Việt Nam đã tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bản cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc miền núi nói riêng trong thời kỳ mới, tạo tư tưởng xuyên suốt trong nhân dân về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời làm cho cán bộ đảng viên, nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấy rõ được những cơ hội và thách thức, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Báo chí đã góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư, quảng bá những tiềm năng, thế mạnh của vùng dân tộc và miền núi.
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
    . Phấn đấu 90% đồng bào được xem truyền hình; 100% được nghe đài phát thanh; các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số sẽ được bảo tồn và phát triển.
    . Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình: tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh truyền hình bằng các tiếng dân tộc thiểu số [ ].
    Thực hiện nhiệm vụ trên, Đài Truyền hình Việt Nam không ngừng mở rộng, tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật, nhân lực, thời lượng phát sóng, đổi mới nâng cao chất lượng chương trình truyền hình phục vụ đồng bào dân tộc miền núi là việc làm cần thiết và luôn có tính thời sự.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Trước bối cảnh hội nhập và phát triển chung của đất nước, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền và bình đẳng trong thụ hưởng văn hóa và thông tin là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta phấn đấu. Tuy nhiên, việc thông tin tuyên truyền chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ.
    Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn có những khó khăn về địa hình, về điều kiện kinh tế, về trình độ nhận thức Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn, hạn chế của đồng bào, những yếu kém, sai sót của các cấp, các ngành trong nhận thức và tổ chức thực hiện công tác dân tộc ở vùng dân tộc, miền núi để kích động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, tuyên truyền phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới, tăng cường đại đoàn kết dân tộc báo chí còn có nhiệm vụ rất quan trọng, đó là giúp đồng bào nâng cao ý thức cảnh giác với kẻ xấu, không làm theo những điều trái pháp luật.
    Đổi mới thông tin nói chung và đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với Đài Truyền hình Việt Nam. Trước hết cần đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm; đồng thời, đề ra những giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của thông tin tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam"làm luận văn Thạc sĩ khoa học báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội.
    3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
    8. Kết cấu luận văn
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
    Ở NƯỚC TA

    1.1. KHÁI NIỆM VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
    1.2. DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
    1.2.1. Đặc điểm về dân tộc thiểu số và miền núi số
    1.2.2. Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ
    1.3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VẤN ĐỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
    1.4. YÊU CẦU CỦA THÔNG TIN ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MIỀN NÚI VÀ THIỂU SỐ
    1.5. ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ DÂN TỘC MIỀN NÚI
    1.5.1. Đối với Đài Truyền hình Việt Nam
    1.5.2. Đối với Ban truyền hình Tiếng Dân tộc
    Tiểu kết chương 1
    Chương 2: KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN SÓNG VTV1, TỪ THÁNG 5/2008 ĐẾN THÁNG 5/2009
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN
    2.1.1. Lịch sử ra đời của chương trình
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất
    2.1.3. Kết cấu chương trình
    2.2. VỀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH
    2.2.1. Đề tài phản ánh
    2.2.2. Vấn đề phản ánh
    2.3. VỀ HÌNH THỨC PHẢN ÁNH
    2.3.1. Thể loại tác phẩm
    2.3.2. Ngôn ngữ hình ảnh
    2.3.3. Lời bình
    2.3.4. Âm thanh
    2.3.5. Người dẫn chương trình
    2.4. THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG
    2.5 THỜI ĐIỂM PHÁT SÓNG
    Tiểu kết chương 2
    Chương 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    CHƯƠNG TRÌNH TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN

    3.1. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN PHỤC VỤ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
    3.1.1. Những thành tựu
    3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục
    3.2. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI
    3.2.1. Tình hình dân tộc thiểu số và miền núi trước tình hình mới
    3.2.2. Tình hình quốc tế
    3.3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG
    3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đài Truyền hình Việt Nam
    3.3.2. Phát huy mối quan hệ gắn bó của chương trình với các cấp, các ngành, các địa phương
    3.3.3. Xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có nghề nghiệp
    3.3.4. Tăng cường và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên ở các địa phương
    3.3.5. Cân đối thông tin giữa các dân tộc, các vùng miền
    3.4. GIẢI PHÁP CỤ THỂ
    3.4.1. Đổi mới về nội dung tuyên truyền
    3.4.2. Đổi mới về hình thức tuyên truyền
    3.4.3. Đổi mới về phong cách người dẫn chương trình
    3.5. THỜI LƯỢNG VÀ THỜI ĐIỂM PHÁT SÓNG
    Tiểu kết chương 3
    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...