Báo Cáo Chương trình bảo hiểm y tế Du Lịch

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Chương trình bảo hiểm y tế là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở Ai Cập hiện nay. Cùng với sự thay đổi của hệ thống pháp luật về bảo hiểm, chương trình bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng phạm vi bao phủ của mình ra toàn bộ dân số. Bằng phương pháp lọc thông tin từ các tài liệu và nghiên cứu của các tác giả đi trước, các thông tin cần thiết được tiến hành phân loại theo từng nhóm nghiên cứu như. Các nhóm thông tin này sau đó được phân tích, đánh giá theo các tiêu thức như tỷ lệ đóng góp, quyền lợi của các nhóm đối tượng, phương thức thanh toán đối với các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời kết hợp với tình hình kinh tế- xã hội trong những năm gần đây ở Ai Cập để từ đó xác định những thách thức mà chương trình bảo hiểm y tế Ai Cập đang phải đối mặt và đưa ra các hướng giải quyết trong tương lai. Như vậy, với những khái quát cơ bản, bài viết này sẽ mang đến cách nhìn tổng quan nhất về chương trình bảo hiểm y tế ở Ai Cập hiện nay.

    Từ khoá: HIO, phạm vi bảo hiểm, gói lợi ích, đồng thanh toán,
    phương thức thanh toán.

    1. LỜI MỞ ĐẦU:
    Chính phủ Ai Cập đã tuyên bố các chương trình y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của Ai Cập. Cùng với những thay đổi quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ, Ai Cập hiện cũng đang có kế hoạch cải cách hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia như một bộ phận không thể thiếu trong tiến trình cải cách hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn quốc. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ VI, Ai Cập đã xác định rõ mục tiêu mở rộng dần dần mức độ bao phủ của bảo hiểm y tế tới từng nhóm dân số trong xã hội cho tới khi đạt được phạm vi bảo hiểm ở mức toàn dân vào năm 2012.
    Sự phát triển của các chương trình bảo hiểm y tế ở Ai Cập được thể hiện rõ qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên được mở đầu bằng Luật 1936 nhằm bảo hiểm cho những công nhân áo xanh phòng tránh được các tai nạn lao động, sau đó tiếp tục được mở rộng ra cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hơn là chỉ bao phủ ở phạm vi các tai nạn lao động. Giai đoạn thứ hai được bắt đầu với Sắc lệnh của Tổng thống Ai Cập, công bố sự ra đời của Tổ chức Bảo hiểm Y tế (HIO) vào năm 1964, nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho các đối tượng là công chức và công nhân công nghiệp. Dưới sự quản lý và kiểm soát của Bộ Y tế và Dân số (MOHP), HIO hoạt động như một nhà cung cấp và người mua dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thông qua việc thuê và sở hữu một số phòng khám và bệnh viện. Kể từ đó, nhiều nhóm xã hội- nghề nghiệp đã được đưa vào diện đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, mặc dù mục tiêu chủ yếu lúc này vẫn là hướng tới những người lao động làm việc trong khu vực chính thức. Trong giai đoạn này xuất hiện 3 dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của chương trình bảo hiểm y tế ở Ai Cập, đó là: năm 1981, đưa thêm các đối tượng là goá phụ vào diện bao phủ của chương trình bảo hiểm y tế; vào năm 1992, Luật Bảo hiểm y tế học đường được ban hành và triển khai cho tất cả học sinh nhập học; và năm 1997, phạm vi bảo hiểm đã được mở rộng cho đối tượng là trẻ em dưới độ tuổi tới trường.
    Bảo hiểm y tế tại Ai Cập được tài trợ bởi các khoản trợ cấp của Chính phủ cùng với sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, và việc đánh thuế thuốc lá đối với chương trình bảo hiểm y tế học đường. Với các chương trình dựa trên cơ sở quan hệ lao động, mức đóng góp được xác định trên một tỷ lệ cố định của tiền lương từ cả người lao động và người sử dụng lao động, trong khi đối với các chương trình khác, mức này được xác định trên một khoản tiền cố định từ chính những người thụ hưởng. Hệ thống bảo hiểm y tế Ai Cập thực hiện các chức năng với một mức giới hạn trần về chi phí chăm sóc sức khoẻ và tập trung vào các vấn đề chăm sóc chữa bệnh. Trong trường hợp chi phí chăm sóc y tế vượt quá ngưỡng quy định, miễn trừ giới hạn sẽ được thực hiện thông qua sự chấp thuận chính thức của MOHP.
    Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về tỷ lệ đóng góp và quyền lợi của các đối tượng khi tham gia bảo hiểm y tế, phương thức thanh toán đối với các cơ sở khám chữa bệnh, cũng như những thách thức chủ yếu hiện nay trong hệ thống bảo hiểm y tế Ai Cập và đề xuất hướng giải quyết trong tương lai, đồng thời thông qua quá trình phân tích từ đó đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống bảo hiểm y tế ở Ai Cập hiện nay.
    2. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    2.1. Dữ liệu và biến nghiên cứu:

    Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ đóng góp, quyền lợi bảo hiểm của các đối tượng và phương thức thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh trong chương trình bảo hiểm y tế ở Ai Cập. Do những hạn chế về địa lý, thời gian và kinh phí, các dữ liệu được sử dụng trong bài viết này sẽ được phân tích, tổng hợp dựa trên các kết quả nghiên cứu khảo sát điều tra xã hội Ai Cập của các tác giả đi trước.
    Ai Cập hiện được chia thành 5 khu vực hành chính bao gồm 21 thủ hiến (đơn vị địa lý hành chính). Các vùng hành chính bao gồm các thủ hiến đô thị (Cairo, Alexandria và Suez), Hạ Ai Cập thành thị, Hạ Ai Cập nông thôn, Thượng Ai Cập thành thị và Thượng Ai Cập nông thôn. Dân số Ai Cập hiện nay đạt khoảng 83 triệu dân và có diện bao phủ của bảo hiểm y tế gần 50% dân số. Vì vậy, mẫu điều tra được sử dụng sẽ cung cấp các ước tính của các biến chính trong khu vực và cấp quốc gia.
    2.2. Phương pháp nghiên cứu:
    2.2.1. Lọc các dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích:

    Bài viết này tập trung chủ yếu vào các thông tin như tỷ lệ đóng góp, quyền lợi của các nhóm đối tượng khi tham gia bảo hiểm y tế và phương thức thanh toán bảo hiểm y tế cho các cở sở khám chữa bệnh. Đây đều là những thông tin mang tính khái quát và phổ biến cao, nên các thông tin cần thiết được chọn lọc thông qua phương pháp đọc nhanh các tài liệu, nghiên cứu trước đó. Các tài liệu và nghiên cứu được sử dụng trong bài viết này bao gồm: các Luật, văn bản pháp luật có liên quan về bảo hiểm y tế (Luật 32 (1975), Luật 79 (1975), Luật 99 (1992) và Nghị định 380 (1997)) và các nghiên cứu của các tác giả đi trước (tài liệu tham khảo).
    2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích các thông tin thu được:
    Các thông tin thu được sau quá trình sàng lọc sẽ được tổng hợp lại theo từng nhóm kết quả và phân loại theo từng nhóm nghiên cứu trước đây. So sánh, đánh giá thông tin trong các kết quả đã phân loại và lựa chọn những thông tin phù hợp nhất với bài viết này để từ đó xây dựng hệ thống các bảng biểu và sơ đồ biểu thị một cách tổng quan nhất về chương trình bảo hiểm y tế ở Ai Cập hiện nay.
    Tổng quan về bảo hiểm y tế ở Ai Cập sẽ giúp ta có một cái nhìn khái quát nhất về chương trình bảo hiểm y tế, đồng thời thông qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình triển khai bảo hiểm y tế hiện nay, kết hợp với bối cảnh kinh tế- xã hội ở Ai Cập trong mấy năm gần đây để từ đó thấy được những tồn tại và thách thức lớn mà chương trình bảo hiểm y tế Ai Cập hiện nay đang phải đối mặt- những thách thức có tác động quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của chương trình bảo hiểm y tế Ai Cập trong tương lai.
    2.2.3. Thảo luận và đưa ra các hướng giải quyết trong tương lai:
    Dựa trên những thách thức mà chương trình bảo hiểm y tế Ai Cập đang phải đối mặt, tiến hành thảo luận nhằm đánh giá và sắp xếp các thách thức theo mức độ ảnh hưởng của chúng tới hệ thống bảo hiểm y tế; xem xét các hướng giải quyết của các tác giả đi trước và xu hướng cải cách hệ thống chăm sóc y tế ở Ai Cập hiện nay để từ đó so sánh, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...