Sách Chương iv: Xây dựng công trình trên nền đất yếu

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG Nhóm chuyên môn CHĐ-Nền Móng

    Bộ môn Cơ sở kỹ thuật Xây dựng Bài giảng Nền và Móng

    1.1. Khái niệm về nền đất yếu
    Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng
    nhiều, do vậy không thể làm nền thiên nhiên cho công trình xây dựng.
    Khi xây dựng các công trình dân dụng, cầu đường, thường gặp các loại nền đất
    yếu, tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo của công trình mà người
    ta dùng phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp để tăng sức chịu tải của nền đất,
    giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường cho công trình.
    Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập hư hỏng khi xây
    dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý phù hợp, không đánh giá
    chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất. Do vậy việc đánh giá chính xác và chặt
    chẽ các tính chất cơ lý của nền đất yếu (chủ yếu bằng các thí nghiệm trong phòng và
    hiện trường) để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp là một vấn đề
    hết sức khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh
    nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng công trình khi xây
    dựng trên nền đất yếu.

    1.2. Một số đặc điểm của nền đất yếu
    Thuộc loại nền đất yếu thường là đất sét có lẫn nhiều hữu cơ;
    Sức chịu tải bé (0,5 – 1kG/cm2
    );
    Đất có tính nén lún lớn (a> 0,1 cm2
    /kG);
    Hệ sô rỗng e lớn (e > 1,0);
    Độ sệt lớn ( B > 1);
    Mo đun biến dạng bé (E< 50kG/cm2
    );
    Khả năng chống cắt bé (ϕ, c bé), khả năng thấm nước bé;
    Hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước G> 0,8, dung trọng bé;




    Xay dung CT tren nen dat yeu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...