Báo Cáo Chương 4 :Qui hoạch tổng thể phát triển một số KCHTTM vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung thời kỳ 200

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUI HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KCHTTM
    VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG THỜI KỲ
    2006 - 2020


    1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KCHTTM VÙNG
    KTTĐMT THỜI KỲ 2006 - 2020
    1.1. Quan điểm phát triển KCHTTM vùng KTTĐMT
    1.1.1. Quan điểm phát triển các loại hình KCHTTM vùng KTTĐMT trong
    thời kỳ 2006 - 2020

    Thông thường, trong điều kiện của nền kinh tế kém phát triển, tình
    trạng thiếu hụt của cung so với cầu (cả về lượng và cơ cấu mặt hàng) sẽ cổ
    vũ cho tư tưởng tăng cung trong nền kinh tế và thiếu sự quan tâm đầy đủ,
    kịp thời đến phát triển hoạt động thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Đối với nền
    kinh tế nước ta nói chung và vùng KTTĐMT nói riêng, tình trạng này được
    thể hiện khá rõ nét trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và
    vẫn khá phổ biến trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến cuối những năm
    1990. Do đó, sức ép về phát triển thị trường tiêu thụ, phát triển thương mại
    trong nền kinh tế đã ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001 - 2005, mặc dù
    sự gia tăng các cơ sở thương mại trong nước (chợ, siêu thị, TTMM, cửa
    hàng, .) đã góp phần gia tăng các hoạt động thương mại trong nền kinh tế.
    Tuy nhiên, các cơ sở thương mại chủ yếu do các hộ kinh doanh, doanh
    nghiệp nhỏ và vừa đầu tư (mở cửa hàng, thuê diện tích kinh doanh, ). Do
    đó, các hoạt động thương mại vẫn chủ yếu ở qui mô nhỏ, phạm vi hẹp,
    không ổn định và khó kiểm soát, nhất là các vấn đề về vệ sinh an toàn thực
    phẩm, gian lận thương mại, niêm yết giá cả, Tình trạng này có thể sẽ vẫn
    tồn tại trong những năm tới và thậm chí còn nặng nề hơn dưới sức phát triển
    nhanh của thị trường hàng hoá trong nước nói chung và trong vùng
    KTTĐMT nói riêng nếu không có quan điểm đúng mức hơn về phát triển
    hoạt động thương mại và phát triển các KCHTTM - nền tảng vật chất, kỹ
    thuật để thực hiện các hoạt động thương mại.
    Đối với vùng KTTĐMT, trên cơ sở thực trạng phát triển KCHTTM và
    triển vọng phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng, việc qui hoạch phát
    triển các loại hình KCHTTM có thể dựa trên những quan điểm có tính
    nguyên tắc sau:
    Quan điểm 1, tập trung phát triển các loại hình KCHTTM tại Vùng
    KTTĐMT chủ yếu với qui mô vừa và được phân bố trải rộng theo các địa
    phương trong vùng . Đối với loại hình KCHTTM có qui mô lớn có thể xem
    xét phát triển ở một số địa phương trong vùng để tạo “điểm nhấn”và tạo
    điều kiện thúc đẩy liên kết vùng và ngoại vùng, nhưng cần được thẩm định,
    đánh giá kỹ lưỡng.
    Quan điểm này được đề xuất dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
    (1) Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐMT trong
    thời kỳ đến năm 2020, nhất là trong giai đoạn trước mặt 2006 - 2010, một
    mặt, mức GDP bình quân đầu người trong vùng mới vượt qua ngưỡng kém
    phát triển. Mặt khác, các địa phương trong vùng sẽ vẫn thiên về xu hướng
    phát triển theo chiều rộng (sự hình thành các khu công nghiệp, các đô thị
    mới, sự mở rộng sang các ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến
    lương thực, thực phẩm ). Do đó, quá trình tích tụ, tập trung hoá và gia tăng
    qui mô cũng mới ở giai đoạn đầu;
    (2) Qui mô các đô thị trong vùng KTTĐMT, kể cả thành phố Đà Nẵng
    thuộc loại qui mô nhỏ và vừa. Thêm vào đó, mức thu nhập bình quân đầu
    người thấp, mật độ dân số đô thị thấp.
    (3) Đặc điểm phân bố các địa phương trong vùng KTTĐMT là theo
    chiều dọc và các đô thị trong vùng được qui hoạch phát triển thành “chuỗi
    đô thị ven biển” trong tương lai. Nghĩa là, các phương hội tụ, thu hút các
    hoạt động kinh tế và qua đó tạo điều kiện cho quá trình phát triển các loại
    hình KCHTTM theo qui mô bị hạn chế.
    (4) Các doanh nghiệp trong vùng KTTĐMT phổ biến ở qui mô vừa và
    nhỏ. Hơn nữa, trong điều kiện của nền sản xuất nhỏ cộng với môi trường
    thúc đẩy sự liên kết đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
    trong nước chưa hoàn toàn thuận lợi thì yêu cầu phát triển ở qui mô lớn sẽ
    hết sức khó khăn, thậm chí dẫn đến thất bại.
    Quan điểm 2, phát triển các loại hình KCHTTM phải tính đến sự phù
    hợp của từng loại hình với quá trình gia tăng nhu cầu sử dụng loại hình đó
    trong từng giai đoạn phát triển trình độ kinh tế - xã hội vùng KTTĐMT
    trong thời kỳ 2006 - 2020.
    Quan điểm này được đề xuất dựa trên mối quan hệ trình độ phát cơ sở
    vật chất - kỹ thuật phục vụ cho quá trình thương mại phải phù hợp với trình
    độ phát triển các hoạt động thương mại và sâu xa hơn là trình độ phát triển
    hoạt động thương mại phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế. Đối với
    vùng KTTĐMT, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2006 -
    2020 mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ “đang phát triển”. Do đó, các loại hình
    KCHTTM sẽ có sự phát triển đan xen giữa cái truyền thống và cái hiện đại,
    giữa cái lạc hậu và cái tiên tiến. Trong đó, những loại hình KCHTTM hiện
    đại, tiên tiến thường thu hút được sự quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, những
    cái cũ vẫn có cơ sở tồn tại và phát huy vai trò đối với đời sống xã hội, trong
    khi đó những cái mới vẫn còn thiếu sự hội tụ của nhiều điều kiện kinh tế - xã
    hội để phát triển dễ dẫn đến lãng phí đầu tư và đầu tư không đúng cách,
    không đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong tương lai.
    1.1.2. Quan điểm về huy động và phân bổ các nguồn lực cho đầu tư phát
    triển KCHTTM vùng KTTĐMT trong thời kỳ 2006 - 2020

    Việc huy động và phân bổ các nguồn lực cho phát triển nói chung và
    cho phát triển các loại hình KCHTTM nói riêng luôn đứng trước những lựa
    chọn giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa ưu tiên và không ưu tiên, giữa phát triển
    đồng bộ và phát triển có lựa chọn, . Đối với vùng KTTĐMT, những lựa
    chọn này càng trở nên khó khăn hơn do sự hạn chế về nguồn lực trong vùng,
    về sức hấp dẫn thu hút nguồn lực bên ngoài. Trong điều kiện khó khăn đó,
    để huy động và phân bổ các nguồn lực thực hiện qui hoạch phát triển
    KCHTTM tại vùng KTTĐMT cần thống nhất một số quan điểm có tính
    nguyên tắc sau:
    Quan điểm 3, huy động và phân bổ các nguồn lực vào phát triển các
    loại hình KCHTTM một cách hợp lý đảm bảo sự phát triển nhanh các hoạt
    động thương mại cả trong ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo các hoạt động
    thương mại trong vùng được thực hiện dựa trên hệ thống KCHTTM từng
    bước được hiện đại hoá.
    Quan điểm này được đề xuất dựa trên các yếu tố sau:
    (1) Thực tế cho thấy, hệ thống KCHTTM trong vùng KTTĐMT hiện
    nay vẫn còn hạn chế cả về loại hình, số lượng, qui mô và trình độ hoạt động.
    Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là thiếu sự huy
    động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển hoạt động thương mại
    nói chung và KCHTTM nói riêng.
    (2) Trong thời kỳ 2006 - 2020, trong vùng KTTĐMT, cùng với quá
    trình chuyển hoá từ vùng kinh tế kém phát triển sang thời kỳ phát triển
    nhanh, các hoạt động thương mại sẽ phát triển nhanh cả về lượng và chất.
    Điều đó đòi hỏi phải tăng cường huy động và phân bổ một cách hợp lý các
    nguồn lực phát triển cho từng loại hình KCHTTM và trong từng giai đoạn
    phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...