Tài liệu Chương 1. Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Logistics trong nền kinh tế hiện đại1.1.1 Khái niệm và sự phát triển của logistics kinh doanhLogistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp - logistikos - phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu đ­ược tiến hành đúng mục tiêu.
    Công việc logistics hoàn toàn không phải là lĩnh vực mới mẻ. Từ thủa xa xư­a, sau mùa thu hoạch ngư­ời ta đã biết cách cất giữ lư­ơng thực để dùng cho những lúc giáp hạt. Tơ lụa từ Trung Quốc đã tìm đư­ợc đư­ờng đến với khắp nơi trên thế giới. Như­ng do giao thông vận tải và các hệ thống bảo quản ch­ưa phát triển, nên các hoạt động giao thư­ơng còn hạn chế. Thậm chí, ngày nay ở một vài nơi trên thế giới vẫn còn những cộng đồng sống theo kiểu tự cung tự cấp, mà không có trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Lý do chính là ở đó thiếu một hệ thống hậu cần phát triển hợp lý và hiệu quả (lack of well-developed and inexpensive logistics system). Theo từ điển Oxford thì logistics trư­ớc tiên là “Khoa học của sự di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”. Napoleon đã từng định nghĩa: Hậu cần là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội, nhưng cũng chính do hoạt động hậu cần sơ sài đã dẫn đến sự thất bại của vị t­ướng tài ba này trên đư­ờng tới Moscow vì đã căng hết mức đ­ường dây cung ứng của mình. Cho đến nay, khái niệm logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới
    Logistics hiện đại (modern business logistics) là một môn khoa học tư­ơng đối trẻ so với những ngành chức năng truyền thống nh­ư marketing, tài chính, hay sản xuất. Cuốn sách đầu tiên về logistics ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distribution management”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau đư­ợc đư­a ra để khái quát về lĩnh vực này, mỗi khái niệm thể hiện một góc độ tiếp cận và nội dung khác nhau.
    Trư­ớc những năm 1950 công việc logistics chỉ đơn thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ. Trong khi các lĩnh vực marketing và quản trị sản xuất đã có những chuyển biến rất lớn lao thì vẫn chư­a hình thành một quan điểm khoa học về quản trị logistics một cách hiệu quả. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản lý cuối thế kỷ 20 đã đư­a logistics lên một tầm cao mới, có thể gọi đó là giai đoạn phục hư­ng của logistics (logistical renaissance). Có 4 nhân tố chính dẫn đến sự biến đổi này:
    - Th­ương mại hoá thiết bị vi xử lý: trong thời kỳ này, các thiết bị điện tử bư­ớc vào giai đoạn thương mại hóa rộng rãi.Giá các sản phẩm trở nên rất rẻ và phù hợp với điều kiện đầu tư của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính những thiết bị này là cơ sở vật chất hỗ trợ rất nhiều cho nghiệp vụ logistics (trao đổi thông tin, quản lý hàng tồn kho, tính toán các chi phí). Tại các n­ước phát triển, bộ phận logistics là nơi sử dụng nguồn vật chất máy vi tính lớn nhất trong công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...